Trong bối cảnh Singapore đang gặp khó với việc nhập khẩu gà từ Malaysia, Chính phủ Indonesia đã xúc tiến một thỏa thuận mới nhằm xuất khẩu thịt gà đến đảo quốc sư tử. Theo Hãng tin Reuters, Singapore vẫn đang chịu nhiều tác động tiêu cực đến từ việc hạn chế xuất khẩu thịt gà của Malaysia, mặc cho nước này đã gỡ bỏ một phần lệnh cấm.
Trước tình trạng thiếu thịt gà, Chính phủ Singapore đã tìm kiếm những đối tác mới nhằm giải quyết vấn đề này, trong đó có việc nhập khẩu thịt gà từ Indonesia.
Thư ký của bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia, ông Susiwijono Moegiarso cho biết: “Indonesia đang cùng Singapore thảo luận về việc xuất khẩu thịt gà của xứ sở vạn đảo đến đảo quốc sư tử trong thời gian tới”.
Một công nhân cho gà ăn tại Depok (Indonesia) – Ảnh: REUTERS
Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) đồng thời cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với Indonesia, nhằm đánh giá tiềm năng của thịt gà xứ sở vạn đảo. Theo đó, tùy vào mức độ đánh giá của Singapore, Indonesia sẽ có phương án xuất khẩu thịt gà sống hoặc thịt gà đông lạnh.
Tuy nhiên, chủ tịch Hiệp hội Người chăn nuôi gia cầm Indonesia Achmad Dawami cho biết: “Phương án tốt nhất cho cả hai sẽ vẫn là thịt gà đông lạnh, bởi lẽ Indonesia rất thiếu kinh nghiệm trong việc vận chuyển gia cầm sống”.
Theo Reuters, Indonesia đang là quốc gia dư thừa về sản lượng thịt gà, khi họ sản xuất từ 55 – 60 triệu gia cầm mỗi tuần. Nguồn cung thịt gà nước này đang cao hơn từ 15 – 20% so với nguồn cầu.
Trong khi đó, Singapore lại có nhu cầu về thịt gia cầm rất cao, ước tính 3,6 – 4 triệu con mỗi tháng.
Chính vì vậy, ông Dawami hy vọng: “Thỏa thuận giữa cả hai sẽ được hiện thực hóa nhằm giúp cả hai giải quyết được vấn đề của mình và cùng nhau phát triển”.
HOÀI NHÂN
Báo Tuổi Trẻ
- xuất khẩu gà li>
- Singapore li> ul>
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất