Bằng sự cần cù, sáng tạo của tuổi trẻ, anh Võ Phi Hùng ở thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế gia đình. Tận dụng tiềm năng, lợi thế ở địa phương, anh đã xây dựng thành công mô hình nuôi thỏ thương phẩm và thỏ sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nuôi thỏ thương phẩm mang lại thu nhập cao
- Đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk nuôi thỏ ngoại nhập để thoát nghèo
- Nuôi thỏ cho nghe nhạc
Mô hình nuôi thỏ thương phẩm và sinh sản của anh Võ Phi Hùng -Ảnh: M.L
Nhận thấy ở địa phương có nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp cũng như các loại rau, lá cỏ có sẵn trong tự nhiên phù hợp với nuôi thỏ, năm 2017, anh Hùng đầu tư trên 70 triệu đồng để xây dựng chuồng trại với diện tích 100 m2 , nuôi khoảng 300 con thỏ sinh sản giống New Zealand. Thỏ là loài vật dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, sinh sản nhanh, vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh. Mỗi năm thỏ sinh sản từ 5 – 6 lứa, mỗi lứa khoảng từ 8 – 10 con. Sau khi sinh nuôi khoảng 2,5 tháng, trọng lượng đạt từ 2 – 2,5 kg thì có thể xuất bán. Nhờ vậy, đàn thỏ của anh Hùng phát triển nhanh, bước đầu mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Từ hiệu quả ban đầu, bằng vốn tự có và vốn huyện hỗ trợ giải quyết việc làm 50 triệu đồng qua kênh hội nông dân, anh tiếp tục mở rộng quy mô với diện tích 500 m2, nuôi 1.000 con thỏ thương phẩm và 200 cặp thỏ sinh sản. Các lồng nuôi thỏ được sắp xếp khoa học, chia thành các phân khu khác nhau: chuồng nuôi thỏ bố mẹ, chuồng nuôi thỏ hậu bị, chuồng nuôi thỏ con vừa tách mẹ… Xung quanh chuồng trại luôn sạch sẽ nhờ được thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp.
Ngoài các loại thức ăn xanh dễ kiếm tại địa phương như cỏ, lá các loại cây khoai lang, chuối, sắn… anh còn tận dụng một phần diện tích vườn nhà để trồng thêm cỏ giàu chất dinh dưỡng và mua một số tinh bột làm thức ăn cho thỏ. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình ngày càng phát triển, bình quân mỗi năm gia đình anh có doanh thu trên 3 tỉ đồng, thu lãi ròng trên 500 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 5 lao động.
“Trong quá trình nuôi thỏ, tôi thường xuyên cập nhật kiến thức chăn nuôi mới trên mạng internet, đặc biệt là xem, lắng nghe các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách phòng, tránh dịch bệnh hay kinh nghiệm từ các mô hình nuôi thỏ có quy mô trong nước. Từ đó giúp tôi có cách chọn con giống, phòng bệnh, chế độ thức ăn cho thỏ để xây dựng mô hình có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thuận lợi nhất của việc nuôi thỏ là đầu ra sản phẩm, hiện mô hình của tôi cung không đủ cầu. Do đó, ngoài nguồn thỏ của gia đình, tôi còn nhập thỏ từ 20 hộ chăn nuôi khác trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho các nhà hàng tiêu thụ. Sắp tới, tôi sẽ nuôi thêm bồ câu và nâng cấp chuồng trại để chăn nuôi thỏ theo hướng công nghiệp.
Tôi rất mong ngành chức năng quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để mở rộng quy mô chăn nuôi, giải quyết thêm việc làm cho lao động tại địa phương”, anh Hùng cho biết.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Thuận Lê Xuân Toản cho biết: “Anh Hùng là tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở xã. So với các mô hình khác như chăn nuôi gia cầm, trồng hoa màu thì mô hình nuôi thỏ của anh cho nguồn thu nhập cao hơn hẳn. Thời gian tới, hội tiếp tục vận động nông dân trên địa bàn xã học tập mô hình của anh để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đưa những loại cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất phù hợp, hiệu quả”.
Minh Long
Nguồn: Báo tỉnh Quảng Trị
- Nuôi thỏ thương phẩm mang lại thu nhập cao
- Đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk nuôi thỏ ngoại nhập để thoát nghèo
- Nuôi thỏ cho nghe nhạc
- chăn nuôi thỏ li> ul>
- Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,9%
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
Tin mới nhất
T5,18/08/2022
- Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,9%
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất