Một năm sau xung đột Nga-Ukraine:  Ngành thức ăn chăn nuôi đã bị ảnh hưởng như thế nào - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Một năm sau xung đột Nga-Ukraine:  Ngành thức ăn chăn nuôi đã bị ảnh hưởng như thế nào

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tác động từ cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine vẫn đang diễn tiến và dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi ở khu vực Đông Âu tăng cao.

    Năm trước, quân đội Nga vượt qua biên giới Ukraine, họ gây ra cuộc xung đột quân sự ở châu Âu kể từ Thế chiến II, thúc đẩy các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắt khe, có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với kinh tế toàn cầu.

     

    Tương lai của những quốc gia có liên quan vẫn chưa nắm chắc. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã xoay sở và đối phó với mọi thách thức một cách đáng ngạc nhiên.

     

    Nga đang theo đuổi chủ quyền công nghệ

     

    Từ năm 2014, Nga đã phát triển nông nghiệp với khẩu hiệu củng cố an ninh lương thực quốc gia. Thời điểm đó, gần một nửa lượng thực phẩm ở Nga là được nhập khẩu và chủ yếu từ các nước phương Tây. Vì vậy, chính phủ đặt mục tiêu hướng đến thu hẹp khoảng cách sản xuất và tiêu thụ tại quốc nội đối với gia cầm, thịt heo, thịt bò và các sản phẩm từ sữa.

     

    Để đạt được mục tiêu trên, nhà nước dần mở rộng khoản hỗ trợ cho nông nghiệp từ 197 tỷ RUB (3 tỷ USD) trong năm 2013, lên 355 tỷ RUB (4,9 tỷ USD) vào năm 2022. Nhờ vậy, sản lượng thức ăn chăn nuôi đã tăng vọt từ 23 triệu tấn năm 2014 lên 32,8 triệu tấn năm 2022, sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ tăng trưởng của ngành chăn nuôi gia cầm và heo, những số liệu sản xuất đã vượt xa dự đoán trong chính sách ninh lương thực.

     

    Nhà chức trách Nga giải thích rằng nước này cần tự túc về lương thực nếu một điều gì đó làm gián đoạn nguồn cung từ phương Tây. “Điều gì đó” này đã xảy ra vào tháng 2 năm 2022.

     

    Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, nó cho thấy rằng Nga đã không hoàn thành tốt mục tiêu của mình, mặc dù không nhận rõ, nhưng sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu vẫn ở mức cao.

     

    Nga sản xuất hầu hết thực phẩm trong nước, nhưng 95% phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y vẫn nhập từ các nước khác, phần lớn các nhà máy thức ăn chăn nuôi thành lập trong nước suốt thập kỷ qua đều dùng thiết bị ở phương Tây và cần một dòng cung cấp linh kiện để thay thế và duy trì hoạt động bình thường.

     

    Vài tháng đầu trong chiến tranh Ukraine đã chứng kiến cuộc di cư ồ ạt của các doanh nghiệp phương Tây khỏi Nga. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Nga đặt mục tiêu có được chủ quyền công nghệ trong nông nghiệp, Maxim Uvaidov, thứ trưởng bộ nông nghiệp cho biết.

     

    Ông cũng nói “Nga cần mọi công nghệ quan trọng đều sẵn sàng, để nhanh chóng thiết lập sản xuất bất kỳ sản phẩm nào của riêng mình, từ thức ăn đến phụ gia thức ăn tiên tiến trong chăn nuôi và thuốc thú y”.  Dưới mục tiêu mới, chính phủ Nga có kế hoạch tăng thêm lượng viện trợ cho ngành nông nghiệp – năm 2023, Bộ trưởng ước tính con số này sẽ vượt 500 tỷ RUB (8 tỷ USD),

     

    Bộ đã triển khai một chương trình có tên “Phát triển sản xuất thức ăn và phụ gia thức ăn chăn nuôi”, theo đó việc sản xuất mới các enzyme, men vi sinh, kháng sinh thức ăn và vi chất, được phát động vào năm 2025, hy vọng đến năm 2030, Nga rũ bỏ gần như mọi lo lắng về nhập khẩu và tự túc trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi.

     

    Lệnh trừng phạt làm giảm quy mô kinh tế

     

    Năm 2022, ngành thức ăn chăn nuôi Nga trải qua sự hỗn loạn chưa từng có, khi nguồn cung một vài chất phụ gia thức ăn, thiết bị và công nghệ bị gián đoạn bởi lệnh trừng phạt tự nguyện, theo những doanh nghiệp Nga đã mô tả. Thuật ngữ này thường được dùng ở Nga, đề cập đến tình huống khi một công ty nước ngoài quyết định rút ra khỏi Nga một cách tự nguyện, không bị ép buộc bởi chế độ trừng phạt.

     

    Sự thoái vốn của một số công ty có vẻ gây tổn hại kinh tế Nga. Serge Mikhnyuk, giám đốc điều hành Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Quốc gia Nga, đã ước tính việc Evonik rút khỏi Nga khiến thị trường mất nguồn cung methionine  30.000 tấn mỗi năm. Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Nga dựa vào nhập khẩu trong khoảng từ 90% đến 95%. Đối với vitamin bổ sung vào thức ăn gần như là 100%, vấn đề này cần khẩn trương giải quyết để duy trì ổn định hoạt động sản xuất. Ông Mikhnyuk bổ sung thêm.

     

    Các doanh nghiệp Nga lo sợ một ngày nào đó mọi nguồn cung từ các nước phương Tây bị đình trệ, một công ty thức ăn chăn nuôi Nga đã nhận xét. Tuy hiện nay có thể mua số lượng lớn các phụ gia thức ăn chăn nuôi từ Trung Quốc, nhưng để công nghệ từ phương Tây thay bằng công nghệ từ Trung Quốc thì không khả thi.

     

    Khả năng phát triển các công nghệ này lại từ đầu, theo như lời kêu gọi của một số quan chức, là phi thực tế.  Chủ yếu là trong điều kiện thị trường hiện nay, việc phân bổ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là quá rủi ro, vì sự cô lập Nga trên toàn cầu, đồng nghĩa sẽ có nhiều trở ngại hơn, nhưng mấu chốt là thiếu điều kiện kinh tế.

     

    Để thay thế nguồn nhập khẩu methionine thì việc xây dựng một nhà máy chỉ tập trung vào thị trường Nga dường như vô nghĩa. Mikhnuyk nói thêm rằng, nhà đầu tư nước ngoài có thể giúp đỡ. Theo ý kiến của ông, các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn chưa từ bỏ thị trường Nga, họ sẽ là triển vọng của mục tiêu nội địa hóa sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi tại Nga.

     

    Tuy nhiên, có vẻ các nhà đầu tư tư nhân ở Nga đã vào thế chờ đợi, không vội thay thế nguồn nhập công nghệ và nguyên vật liệu. Trong năm qua, không có công bố nào lớn trong ngành thức ăn chăn nuôi của Nga.

     

    ngành thức ăn chăn nuôi tại Bê-la-rút ở vị thế bất ổn

     

    Ở Bê-la-rút, nước láng giềng, ngành thức ăn chăn nuôi cũng thấy nhức nhối bởi lệnh trừng phạt của phương Tây. Cụ thể thì, Tập đoàn Công nghệ sinh học Quốc gia Bê-la-rút (Belarussian National Biotechnological, viết tắt là BNBC) đã gặp phải trì trệ trong vận hành để đạt được mục tiêu sản xuất mới.

     

    BNBC là một cụm sản xuất thức ăn khổng lồ được thiết kế để sản xuất 1 triệu tấn thức ăn, cũng như 40.000 tấn L-lysine monochloride 98,5%, 37.000 tấn L-lysine sulfat 70%, 8.000 tấn threonine 98,5%, 1.600 tấn tryptophan 98,5%, và 22.000 tấn gluten lúa mì.

     

    Năm 2019, Ilya Snopkov, giám đốc kế hoạch và chiến lược phát triển tại BNBC, cho biết mục tiêu chính của công ty là chiếm lĩnh từ 5% đến 10% thị trường axit amin thức ăn chăn nuôi ở Liên minh châu Âu, nơi mà Bê-la-rút coi là thị trường cao cấp. Công ty đã lên kế hoạch xuất khẩu thành phẩm thức ăn chăn nuôi với tổng trị giá 500 triệu USD mỗi năm.

     

    Năm 2020, châu Âu đã đánh vào Bê-la-rút bằng các lệnh trừng phạt, sau một cuộc bùng phát bạo lực trên đường phố khi cuộc bầu cử tổng thống hoàn thành. Tiếp đó, các cuộc đàm phán khách hàng ở phương Tây được cho là đã diễn ra.

     

    Tuy nhiên, năm ngoái, việc xuất khẩu bị giới hạn trong khoảng 1,5 đến 2 triệu đô la Mỹ mỗi quý, vì gần như các dòng xuất khẩu đều đổ về Nga. Nguồn cung sang các nước Châu Âu và Ukraine bị cấm do các lệnh trừng phạt.

     

    Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn, do kế hoạch ban đầu là vận chuyển qua các cảng biển Baltic. Hiện tại, lựa chọn duy nhất của Bê-la-rút cho xuất khẩu thức ăn chăn nuôi là thông qua các cảng biển tại Nga, nhưng báo chí địa phương đưa tin rằng, do thiếu container và vài công ty đã rút lui khỏi thị trường, nên chi phí hậu cần trên tuyến đường này tăng vọt vào năm ngoái và chi phí giao hàng cao đến vô lý.

     

    Ngành thức ăn chăn nuôi Ukraine vẫn tràn đầy sức sống

    Tuy ngành thức ăn chăn nuôi tại Bê-la-rút và Nga vấp phải nhiều vấn đề, nhưng vẫn không thể so sánh với những thách thức mà những doanh nghiệp Ukraine đang đối mặt.

     

    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine Taras Vysotsky ước tính ban đầu, ngành nông nghiệp Ukraine thiệt hại xấp xỉ 40 tỷ USD do chiến sự.

     

    Nghiên cứu của Trường Kinh tế Kiev cho thấy đất nước đã mất tới 30% đàn gia súc ở các ngành chăn nuôi. Các trang trại gia cầm lớn nhất, như Chernobaevskaya ở Kherson Oblast, đã bị tàn phá trong các cuộc chiến, trong khi các công ty lớn nhất, như APK-Invest, cho thấy  hoạt động của họ đang hỗn loạn, vì một số tài nguyên sản xuất của họ nằm trong lãnh thổ bị lực lượng Nga kiểm soát.

     

    Tuy nhiên, các nhà chức tránh ước lượng rằng khoảng 80% các công ty nông nghiệp đã hoạt động trở lại. Vài nhà máy thức ăn chăn nuôi vẫn hoạt động với tỷ lệ công suất thấp và hầu như không đủ chi phí duy trì, nhưng vẫn xoay xở để duy trì kinh doanh.

     

    Năm 2022, các nhà chăn nuôi Ukraine đã được hưởng giá thức ăn thấp, do thị trường ngũ cốc rơi vào khủng hoảng cung vượt cầu. Mặt khác, giá phụ gia lại cao ngất ngưỡng do chi phí vận chuyển đến Ukraine tăng vọt.

     

    Maxim Gopka, một nhà phân tích của Câu lạc bộ Nông nghiệp Ukraine, đã ước tính, những năm trước, việc nhập khẩu các phụ gia thức ăn chăn nuôi chủ yếu bằng đường biển, chứa trong container, tiếp đến là vận chuyển đường bộ đến kho chứa. Khi các cảng Ukraine dừng hoạt động, các nhà cung cấp axit amin Trung Quốc phải dừng lại ở các cảng của Ru-ma-ni, Ba Lan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, để chuyển sang đường bộ và chính điều làm tốn thêm thời gian và chí phí vận chuyển.

     

    Chưa ai dự đoán rõ thời điểm cuộc xung đột sẽ kết thúc và tình hình lúc đó ra sao. Nó sẽ mất nhiều năm cho người Ukraine ngành thức ăn chăn nuôi để phục hồi nếu chiến đấu dừng lại vào ngày mai. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy cuộc chiến này sẽ thành đối đầu lâu dài, mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả như một “cuộc chiến tiêu hao” có thể kéo dài trong suốt năm 2023 và thậm chí còn lâu hơn nữa.

     

    Thảo Duyên biên dịch từ FeedStragety

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.