Một số lưu ý sử dụng và bảo quản vaccine trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Một số lưu ý sử dụng và bảo quản vaccine trong chăn nuôi

    Trong những năm gần đây do chăn nuôi ngày càng phát triển, môi trường càng trở nên ô nhiễm, sự vận chuyển vật nuôi giữa các vùng, các quốc gia (không kiểm dịch hoặc kiểm dịch không đầy đủ) … dẫn đến dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Do đó, công tác quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi trở nên rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng vaccine để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn nuôi.

    Vaccine là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết đi (không còn khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể chế phẩm này mới kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh (còn gọi là miễn dịch).

     

    Mỗi loại vaccine đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vaccine. Nếu quản lý và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại sẽ làm giảm khả năng tạo miễn dịch của vaccine. Do đó, khi sử dụng vaccine người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

     

    1. Bảo quản vaccine

     

    – Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: < 0 độ C (đối với vaccine sống), từ 2 – 8 độ C (đối với vaccine chết); nên sử dụng riêng tủ bảo quản vaccine, vệ sinh sát trùng định kỳ tủ nhằm đảm bảo vô trùng.

     

    – Khi vận chuyển, cần giữ vaccine trong điều kiện râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu vận chuyển xa nên có hộp xốp, phích đá để bảo quản, nếu gần thì bảo quản bằng túi nilong tối màu và đá giữ lạnh.

     

    – Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại vaccine, số lượng, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.

     

    2. Sử dụng vaccine

     

    Khi dùng vaccine cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:

     

    – Đối tượng cần phòng bệnh

     

    + Thực hiện phòng bệnh hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.

     

    + Những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vaccin chết.

     

    + Nên phòng bệnh cho vật nuôi 15 – 20 ngày trước khi vận chuyển đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập vật nuôi từ nơi khác về.

     

    + Vaccine phòng bệnh nào thì chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.

     

    – Hiệu lực của vaccine

     

    Tình trạng sức khỏe của vật nuôi, điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vaccin. Chỉ sử dụng vaccine khi vật nuôi khỏe mạnh.

     

    – Thời gian có tác dụng của vaccine

     

    Tùy loại vắc xin, thời gian cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau khi dùng vaccine là khác nhau. Trong thời gian đầu, vật nuôi chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh.

     

    – Liều sử dụng

     

    Cần sử dụng liều lượng vaccine đúng theo chỉ định của nhà sản xuất.

     

    – Số lần dùng

     

    Tuỳ loại vaccine, động vật cảm nhiễm và tình hình dịch tễ mà số lần sử dụng khác nhau, có loại chỉ dùng 1 lần đã đủ miễn dịch cho con vật, một số vaccine cần dùng nhắc lại hai hoặc nhiều lần (theo hướng dẫn sử dụng).

     

    – Kiểm tra lọ vaccine trước khi sử dụng

     

    + Thông tin trên nhãn: tên vaccine, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.

     

    + Những hư hỏng trong lọ vaccine: nút chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài, lọ thủy tinh có bị rạn nứt không.

     

    + Tình trạng vaccine trong lọ: màu sắc, kết cấu, có bị vón không, có vật lạ không, độ đồng nhất (nếu khi lắc lọ vaccin vẫn chia thành 2 lớp là đã bị hư hỏng).

     

    – Thao tác khi sử dụng vaccine

     

    + Khử trùng các dụng cụ dùng để đựng, pha chế vaccine bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.

     

    + Sát trùng bằng cồn 700: tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vaccine.

     

    + Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời.

     

    3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vaccine

     

    3.1 Đường đưa vaccine

     

    – Tiêm dưới da: vaccine Newcastle, vaccine dịch tả vịt, vaccine tụ huyết trùng keo phèn…

     

    – Tiêm bắp thịt: vaccine được tiêm vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với tiêm dưới da. Để tránh trào thuốc ra ngoài từ vị trí tiêm, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim. Gia súc thường tiêm bắp thịt ở đùi, gia cầm là sau gáy, vị trí 1/3 giáp thân; cơ cánh, cơ ức.

     

    – Phun sương, nhỏ mắt, mũi, miệng: vaccine Laxota, Gumboro, IB,…

     

    – Chủng màng da: vaccine đậu.

     

    3.2. Phản ứng sau khi dùng vaccine

     

    – Sau khi dùng vaccine, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trợ trong vắc xin, cơ thể đang ủ bệnh… Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.

     

    – Tiêm vaccine còn có thể gây phản ứng dị ứng, vật nuôi có biểu hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở lợn). Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin.

     

    3.3. Xử lý vaccine thừa

     

    Sau khi dùng vaccine nhược độc cho vật nuôi, tất cả vaccine thừa cần tập trung lại và tiêu hủy (dùng nhiệt hoặc hóa chất), các dụng cụ tiêm hoặc nhỏ vaccine phải rửa sạch và sát trùng ngay.

           

    3.4. Sổ ghi chép

     

    Phải có sổ theo dõi: ghi chép đầy đủ ngày dùng, tên, số lô, trạng thái và hạn sử dụng của vaccine; tình trạng sức khoẻ của vật nuôi trước và sau khi sử dụng vaccine.

     

    Nguyễn Tất Thắng – tổng hợp

    Nguồn: Khuyến nông Ninh Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.