Một số  tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Một số  tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa giảng dạy, đội ngũ giảng viên của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vừa tích cực nghiên cứu các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, thú y.

     

    Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi

     

    Nghiên cứu sử dụng một số cây thức ăn xanh trong chăn nuôi để chế biến bột lá bổ sung vào khẩu phần của gia cầm nhằm tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao đã được quan tâm. Mảng này gồm một số đề tài cấp bộ và đại học; phần lớn các cây thức ăn được nghiên cứu là các cây thức ăn giàu protein và sắc tố như sắn trồng thu lá, cỏ stylo, cây moringa oleifera (chùm ngây), cây Trichanthera (chè đại), cây cao lương… Nghiên cứu được thực hiện một cách bài bản từ kỹ thuật canh tác đến xác định giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến và cách thức sử dụng cho vật nuôi.

    Cây moringa oleifera (chùm ngây)

     

    Kết quả đạt được như sau: Phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã nâng cao khả năng tăng khối lượng, tăng độ vàng của da và làm cho thịt gà có hương vị thơm ngon hơn; phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn của gà mái đẻ đã nâng cao được tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ và tỷ lệ ấp trứng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2012), Hồ Thị Bích nGọc (2012) cho thấy sử dụng từ 2-4% bột lá sắn, bột cỏ Stylo vào khẩu phần ăn, khối lượng của gà đạt cao nhất và cao hơn rõ rệt so với lô gà không bổ sung; đối với gà sinh sản sử dụng tỷ lệ 6-8% ở cả 2 bột lá đều cho năng suất trứng, tỷ lệ trứng có phôi cao hơn so với lô không bổ sung.

     

    Bên cạnh việc nghiên cứu sử dụng các cây thức ăn xanh thuộc bộ họ Đậu, việc chuyển giao kỹ thuật trồng và sử dụng một số giống cỏ hòa thảo cho nông dân được thực hiện ở nhiều tỉnh như: NGhệ An, Sơn La, Điện Biên; điều bất ngờ là bà con nông dân miền núi lại hăng hái trồng hơn cả vùng đồng bằng. Đây là nghiên cứu nhằm tìm ra các loại thức ăn chất lượng cao, không cạnh tranh với con người, tạo ra sự phát triển bền vững trong nền kinh tế.

     

    Mảng đề tài này bảo tồn nguồn gen gồm 7 đề tài cấp nhà nước và tỉnh, nghiên cứu trên nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau như: ngựa, bò, trâu, dê, lợn, gà. Các đề tài này đã phát hiện một số vật nuôi bản địa lâu nay bị lãng quên, phân tích gen, phục hồi và nhân giống góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta, như gà Cáy Củm, bò H’Mông, gà Lông Xước..

     

    Tiến bộ kỹ thuật thú y

     

    Mảng đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực thú y được đẩy mạnh và có nhiều tiến bộ. Các đề tài như “Bảo tồn một số chủng vi sinh vật trong phòng chống sâu, bệnh hại cây chè ở Thái Nguyên” do các giảng viên về vi sinh vật của Khoa thực hiện; nghiên cứu bệnh đơn bào đường máu ở gà tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị; xác định đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma spp. (bệnh tiên mao trùng) cho đàn trâu tỉnh Tuyên Quang; nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh Trichostronglidosis trâu, bò tỉnh Thái Nguyên; nghiên cứu bệnh giun sán ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc  Kạn, Tuyên Quang; nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại tỉnh Thái Nguyên; nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi kế phát trong bệnh Tai xanh ở lợn và chế tạo vắc xin đa giá phòng bệnh viêm phổi cho lợn… Sản phẩm của các đề tài trên là các phác đồ điều trị và quy trình phòng chống bệnh hiệu quả, trong đó vắc xin đa giá phòng bệnh viêm phổi cho lợn được Hội đồng Khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước về thú y tỉnh Bắc Ninh đánh giá cao.

     

    Đặc biệt, đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 có tên là “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Trypanosoma spp. trên gia súc ở Việt Nam|” đã tạo ra sản phẩm khao học công nghệ  phục vụ tốt công tác chẩn đoán và phòng dịch bệnh cho gia súc. Đề tài được triển khai ở 6 tỉnh (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lai Châu, Khánh Hòa, Tây Ninh) đã nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyen bề mặt của tiên mao trùng, bằng công nghệ gen đã chế tạo được kháng nguyên tái tổ hợp RoTat 1.2 (loại kháng nguyên bề mặt) có ở tất cả các chủng tiên mao trùng) và sử dụng làm nguyên liệu để chế tạo bộ kit TUAF-CATT và Kit TUAF-ELISA  chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc.

     

    Các bộ KIT TUAF – CATT và Kit TUAF-ELISA có tiềm năng ứng dụng dể chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.  So với phương pháp tiêm truyền chuột bạch, các phương pháp này cho hiệu quả chẩn đoán tương đương (98%). Bên cạnh đó, các bộ Kit thể hiện tính ưu việt về thời gian chẩn đoán ngắn, số mẫu chẩn đoán nhiều, tính tiện dụng và hiệu quả kinh tế, vì vậy có thể sử dụng để chẩn đoán sàng lọc, giúp điều trị kịp thời bệnh tiên mao trùng cho gia súc ở Việt Nam.

    TÂM AN

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.