Tỉnh Ninh Thuận là tâm điểm của đợt nắng hạn khốc liệt vừa qua. Nắng nóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn gia súc của tỉnh.
Trong đợt nắng hạn vừa qua, nhiều trang trại chăn nuôi phải tốn khá nhiều chi phí để mua thức ăn, nước uống. Nắng hạn cũng làm một số diện tích đồng cỏ tự nhiên bị cháy rụi dẫn đến thức ăn cho đàn gia súc không còn. Bất ngờ liên tục mấy ngày gần đây, tại một số địa phương như huyện Thuận Nam, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã xuất hiện những cơn mưa làm xoa dịu cái nắng gây gắt.
Đàn cừu có nguồn thức ăn dồi dào sau khi mưa.
Cơn mưa đến đã giúp cho các chủ trang trại chăn nuôi hết lo lắng, bởi đồng cỏ tự nhiên mọc lên, đàn gia súc có nước uống, người chăn nuôi hiện đã hết cảnh chạy ăn từng bữa.
Anh Lê Thu (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc) vui mừng cho biết, huyện Thuận Bắc là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán. Trong đợt hạn hán vừa rồi ước tốn chi phí mua thức ăn, nước uống cho đàn cừu gần 4 triệu đồng. Theo anh, do thiếu thức ăn nên chăm đàn cừu rất vất vả. Cừu chạy liên tục trên đồng, chăn thả cả ngày nhưng con nào tìm giỏi lắm chỉ ăn được 1 phần bụng, một số con khác ốm yếu do thiếu thức ăn.
Gia đình anh Thu nuôi được 18 con cừu, mấy ngày hôm nay cơn mưa bất ngờ xuất hiện làm cho đồng cỏ tự nhiên mọc xanh tươi.
Người chăn nuôi hết cảnh lo chạy ăn từng bữa.
Anh Thu bộc bạch: “Bây giờ tôi chỉ thả ngoài đồng khoảng 3 tiếng đồng hồ là đàn cừu ăn no bụng. Gia đình tôi không phải tốn nhiều chi phí thức ăn, nước uống cho đàn cừu”.
Chỉ tay vào đàn cừu anh Thu khoe, cừu ăn no mập hơn so với mấy tháng trước. Cừu mướt lông nên khi xuất bán chắc chắn sẽ được giá hơn, thương lái ưu chuộng hơn.
Anh nói, đồng cỏ tự nhiên giờ phong phú hơn, đàn gia súc hàng trăm con tập trung ăn không hết. Dự tính sắp tới anh sẽ mua thêm dê về chăn thả để kiếm thêm thu nhập.
P.V
(Theo Dân Việt)
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2023
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Ý thức hộ chăn nuôi chưa cao, dịch bệnh dễ tái phát
- Tình hình chăn nuôi tháng 9.2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,29/09/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2023
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Ý thức hộ chăn nuôi chưa cao, dịch bệnh dễ tái phát
- Tình hình chăn nuôi tháng 9.2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất