[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Innovad® giới thiệu Myco-Marker® tại Việt Nam. Myco-Marker® là phương pháp kiểm nghiệm mới phát hiện được 29 loại độc tố nấm mốc trong máu của động vật. Myco-Marker® giúp đánh giá nguy cơ và đo lường mức độ phơi nhiễm độc tố nấm mốc trên vật nuôi.
Theo đó, Innovad® đã hợp tác với Đại học Ghent, Bỉ tiến hành công nhận cấp bằng sáng chế cấp quốc gia của phương pháp phân tích dựa trên sắc ký (LC-MS / MS) để phát hiện chính xác các loại độc tố nấm mốc và sự biến đổi của chúng trong quá trình trao đổi chất ở giai đoạn I và II trong máu của động vật.
Đơn cử như người ta đã nhận thấy rằng, DON-sulfate là một ghi chú sinh học tốt của DON trong máu của gà, trong khi đó DON-glucoronide là một ghi chú sinh học tốt của DON trong máu lợn. Việc phân tích phát hiện ra độc tố nấm mốc rất nhanh, nhạy và chính xác cao (thông qua LC-MS / MS) đã hướng đến kiểm tra bao gồm 29 loại độc tố nấm mốc và các chất chuyển hóa ở giai đoạn I và II của chúng (phát hiện ghi chú sinh học) trong máu của gà và lợn.
Sự ra đời của Myco-Marker® ngay lập tức thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới do ngành công nghiệp chăn nuôi đang mong muốn kiểm soát tốt hơn về những rủi ro tiềm ẩn và ảnh hưởng xấu đến kinh tế của sự nhiễm độc tố nấm mốc trong các trang trại. Myco-Marker® cũng hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và bác sĩ thú y tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và có chiến lược kiểm soát tốt để giảm thiểu tình trạng bệnh tật trên thú nuôi. Dịch vụ này đã được giới thiệu đến từng khách hàng cụ thể để nhằm đáp ứng đúng yêu cầu phù hợp cho riêng họ . Để khách hàng được hưởng lợi tối ưu từ nhận xét tổng thể về kết quả của dịch vụ này, Myco-Marker® cũng sẽ giúp từng khách hàng riêng biệt với cách thức thực hiện chi tiết cụ thể.
Ví dụ gần đây Innovad® đã thấy một trường hợp hiếm có của một trại gia công lợn với qui mô rất lớn, sau khi phân tích thức ăn bởi Myco-Marker® đã phát hiện ra hàm lượng thấp của deoxynivalenol và zearalenone. Nhưng khi dùng Myco-Marker® kiểm tra máu lợn cho thấy liên tục xuất hiện đáng kể nhiều loại độc tố khác rất hiếm gặp, cụ thể như nhiều enniatin và axit tenuazonic với nồng độ axit tenuazonic rất cao trên lợn nái mang thai.
Như đã biết hiện có hơn 400 loại độc tố nấm mốc và ngành công nghiệp mới chỉ bắt đầu tìm kiếm kỹ hơn các loại độc tố không hiện diện thường xuyên. Trên thực tế, phân tích bằng Myco-Marker® cho thấy phần lớn các động vật được lấy mẫu, đã có axit tenuazonic ở nồng độ từ ~ 2,5% đến 10% của hàm lượng trung bình (82 ppb) trong thức ăn của lợn trưởng thành, theo báo cáo năm ngoái của một nghiên cứu gần đây với quy mô lớn về phân tích nhiều loại độc tố nấm mốc.
Việc khẳng định có các loại độc tố nấm mốc trên động vật, đặc biệt là hàm lượng axit tenuazonic cao và nhiều enniatin đã thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng. Ví dụ trên thú cái, các rối loạn về sinh sản và tăng sinh đã được quan sát thấy trên lợn nái và âm hộ bị sưng ở lợn con theo mẹ. Các triệu chứng bệnh không thể lý giải được sẽ có thể nhờ vào sự phân tích thức ăn để tìm ra độc tố nấm mốc. Đây là bằng chứng rõ nhất nếu có sự hiện diện của các loại độc tố nấm mốc và kết hợp với các hình ảnh lâm sàng của thú bệnh.
Qua bài viết trên, với sự phát hiện mới nhiều loại độc tố nấm mốc bằng Myco-Marker® trong máu thú nuôi và khả năng nhận xét toàn bộ các rủi ro, Innovad® có thể đánh giá ảnh hưởng thực sự của độc tố nấm mốc và giúp khách hàng đưa ra các quyết định sáng suốt, đúng đắn phù hợp hơn để giảm thiểu bệnh tât trên thú nuôi và khuyến cáo liều dùng thích hợp. Còn nếu chỉ dựa vào mỗi nhận xét về độ rủi ro của thức ăn sẽ dễ bị đánh giá thấp và thường hay bỏ qua, như thế nó sẽ gây thiệt hại về kinh tế rất nặng nề cho hoạt động kinh doanh của người chăn nuôi.
Cần thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email:
[email protected] hoặc +84 93 372 3311 (Ms Huyền)
- độc tố nấm mốc li>
- Myco-Marker® li>
- ghi chú sinh học li>
- innnovad li>
- máu li> ul>
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
Tin mới nhất
CN,15/06/2025
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất