Nga đặt nhiều kỳ vọng vào giống gà Smena-9 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nga đặt nhiều kỳ vọng vào giống gà Smena-9

    Ngành công nghiệp gia cầm Nga luôn phụ thuộc vào nhập khẩu giống tương đối đắt đỏ giờ đây đã có thể ‘mở mày mở mặt’ với giống gà thịt lai mới trong nước Smena-9.

    Giống gà lai mới của Nga Smena-9. Ảnh: Igor Sakharov

     

    Dự kiến giống gà Smena-9 sẽ sớm được cấp bằng sáng chế, và nó đang thu được nhiều kỳ vọng sẽ chấm dứt phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu đắt đỏ từ nước ngoài. Ngành chăn nuôi gia cầm Nga cũng tự tin trong vòng 10 năm tới, giống gà Smena-9 có thể chinh phục toàn bộ thị trường nội địa.

     

    Theo các nhà nghiên cứu giống gia cầm Nga, hành trình lai tạo để có được giống gia cầm đầu tiên của Nga không phải là không có những gập ghềnh, khi giống gà Smena-9 phải mất nhiều năm ròng tiếp nối từ các dòng tiền bối Smena-8 và Smena-7. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dòng nào được đăng ký ở cấp bang chứ chưa nói đến việc giới thiệu thương mại.

     

    Ông Dmitry Efimov, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Chăn nuôi Gia cầm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Giống gà lai mới Smena-9 đã chứng tỏ sự vượt trội hơn các dòng trước ở hầu hết các thông số sản xuất.

     

    Theo ông Efimov, ngay từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm, chúng tôi không những chỉ muốn tăng khả năng hình thành nguồn thịt từ cơ ngực mà còn cả ở đùi và cánh của giống mới. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng hương vị thịt phụ thuộc vào di truyền nên quá trình lai phải bắt đầu từ các dòng giống đảm bảo thịt ngon.

     

    Tiếp đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phát triển thức ăn riêng biệt cho dòng gà thịt này. “Không phải tất cả các giống gà thịt đều sử dụng cùng một loại thức ăn. Ví dụ, chúng tôi thấy thức ăn có chứa ít protein hơn trong sản xuất hữu cơ. Trong những điều kiện này, gà thịt sẽ không tăng cân nhanh chóng, vì vậy cần phải có một bộ hướng dẫn cụ thể”, ông Efimov nói.

    Dựa trên kết quả báo cáo sản xuất thử nghiệm trên thực địa, giống gà Smena-9 đang thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà sản xuất Nga. Ảnh: Vladislav Vorotnikov

     

    Cụ thể, khi so sánh với giống gà Ross 308, thịt gà giống Smena-9 hứa hẹn có hương vị và các đặc tính sức khỏe tốt hơn, trong khi giống gà mới có giá chỉ bằng một nửa so với giống nhập khẩu.

     

    “Chúng tôi đã lai tạo thành công giống gà mới Smena-9 ngay ở trong nước với những đặc tính ngày càng hoàn thiện. Sản lượng trứng trên mỗi đầu con hiện đạt là 168 đơn vị. Trọng lượng gà thịt (cân hơi) vào ngày thứ 35 là 2,262kg, cao hơn 152g so với giống tiền nhiệm”, ông Efimov cho hay.

     

    Ngoài ra, chỉ số năng suất gà thịt cũng đã tăng vọt từ 315 lên 385 điểm. Mức tăng trọng trung bình hàng ngày của con lai mới là 63,5g. Hàm lượng mỡ bụng giảm từ 1,4% xuống 1,2%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chính mùi vị của thịt giống gà lai mới Smena-9 rất có thể sẽ là lợi thế cạnh tranh chính.

     

    Albert Davleyev, chủ tịch cơ quan tư vấn Nga Agrifood Strategies nhận xét, kết quả việc thử nghiệm thức ăn chăn nuôi này có vẻ đầy hứa hẹn. Cho đến nay, chỉ số năng suất của giống gà mới là trên 300 điểm và các chỉ số năng suất chính của nó về cơ bản có thể sánh ngang ngửa với các giống gà nhất nhì thế giới hiện nay là Ross 308 và Cobb 500. Theo ông Davleyev, tỷ lệ chuyển đổi của giống lai mới nằm trong khoảng từ 1,6 đến 1,85 và tỷ lệ sống khỏe là 92-98%, cả hai đều cho kết quả rất tốt.

     

    Dự tính, giá thành của trứng gà Smena-9 sẽ thấp hơn so với trứng nhập của nước ngoài nhưng việc tiến hành thêm các thử nghiệm sâu rộng trên thực địa và giới thiệu giống mới trên toàn quốc sẽ mất vài năm.

     

    Hiện giống gà Smena-9 đang thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà sản xuất Nga. Theo ông Efimov, các nhà khoa học đã đối chứng giống gà Smena-9 tại một số trang trại gà thịt ở Chelyabinsk Oblast, Sverdlovsk Oblast và Adygea để thử nghiệm sản xuất nhằm so sánh với giống gà Ross 308. Kết quả là tất cả các trang trại gia cầm Smena-9 tham gia vào các cuộc thử nghiệm trên các lô chuồng trại đều báo cáo kết quả tích cực.

     

    “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều liên hệ của vài chục công ty chăn nuôi rồi. Họ đều muốn sớm có con giống Smena-9 nhưng chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho việc ấp nở và giao hàng với số lượng lớn. Bạn phải hiểu rằng chúng tôi là những nhà khoa học. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển thế hệ con lai mới. Điều này nó cũng giống như một cuốn sách, chúng tôi đã viết nó, và nhiệm vụ tiếp theo là nhân sao in ấn”, ông Efimov chia sẻ.

     

    Thành tựu lai tạo giống mới đang đặt ra mục tiêu là Nga sẽ có thể tự chủ được 15% sản lượng gà thịt trong nước vào năm 2025.

     

    Các nhà nghiên cứu đang dự tính một tương lai sáng cho giống gà Smena-9. Về lý thuyết, tất cả các trang trại gia cầm trong nước có thể chuyển sang con lai mới trong vòng 7-10 năm. Nhưng nhiệm vụ quan trọng hơn trong ngắn hạn là đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng lên 15% sản lượng gà thịt của Nga vào năm 2025. Chúng tôi rất hy vọng rằng thị trường sẽ có lợi cho chúng tôi, đặc biệt là vì giống gà Smena-9 có giá rẻ hơn từ 25 đến 50% so với giống nhập ngoại.

     

    Ông Efimov thậm chí còn đang cân nhắc việc sớm trình làng giống gà lai mới Smena-9 ra thị trường quốc tế. “Những gì giống mới thể hiện nói lên rằng chúng tôi sẽ sử dụng con lai của mình trong nước và còn có triển vọng xuất khẩu sang các nước như Belarus, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan”, ông Efimov nói.

    Lô trứng 179.000 quả giống Smena-9 tại trung tâm giống và di truyền chuẩn bị ấp nở hồi năm 2020. Ảnh: Vladislav Vorotnikov

     

    Dmitry Vosnesensky, Bộ trưởng nông nghiệp vùng Moscow Oblast cho biết chính quyền khu vực đang xem xét việc nâng cấp hệ thống trang trại ở làng Toporkovo để sản xuất giống lai mới, nhằm đạt mục tiêu tăng gấp năm lần sản lượng trứng ấp nở hiện tại. Ngoài ra một khoản trợ cấp của nhà nước cũng sẽ được hỗ trợ để xây dựng một trang trại chăn nuôi mới ở Chelyabinsk Oblast, Galina Bobyleva, để bắt đầu chuyển sang sử dụng giống gà mới Smena-9.

     

    Các nhà phân tích Nga đã nhấn mạnh rằng nếu con lai được sản xuất trong nước sẽ dẫn đến cơ cấu chi phí dễ thở hơn cho các trang trại gia cầm trong nước. Nguyên do là ngành chăn nuôi gia cầm Nga hiện vẫn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn gen nhập khẩu, trong khi hầu hết các hợp đồng đều thanh toán bằng đồng euro nên khiến cho ngành gia cầm càng thêm khó khăn.

     

    Thống kê trong năm 2019, gã khổng lồ Aviagen kiểm soát tới 45% thị trường vật liệu di truyền ở Nga, với hai giống Ross 308 và Ross 708. Trong khi CobbVantress được cho là chiếm 35% thị trường cùng với Cobb 500 và Cobb 700, với một phần đáng kể do Hubbard nắm giữ.

     

    Ông Andrey Dalnov, Giám đốc bộ phận phân tích của ngân hàng hàng đầu Nga Rosselhozbank, cho biết chuyển sang một giống gà lai nội địa có thể giúp các nhà sản xuất Nga ổn định chi phí sản xuất, do đó sẽ khiến họ bớt phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Dalnov tin rằng con lai của Nga cũng sẽ giúp cải thiện tình hình bệnh dịch nguy hiểm lây lan, bao gồm cả bệnh cúm gia cầm, tương đối cao hơn với các vật liệu di truyền nước ngoài nhập khẩu.

     

    Kim Long

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.