[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi được xem là cơ hội cho chăn nuôi gia cầm vươn lên trong “rổ tiêu dùng” sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên thời gian qua, thực tế cho thấy giá nhiều sản phẩm gia cầm (thịt, trứng) các loại vẫn “dậm chân tại chỗ”, thậm chí một số loại rớt giá thảm hại. Điều này, cho thấy chăn nuôi gia cầm cung đã vượt cầu, cần thiết phải có những giải pháp tổng thể, nhằm tránh khủng hoảng như đối với ngành heo!
Giá thịt, trứng gia cầm ở mức thấp
Sáng 8/10, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Ngọc cho biết, giá gà lông trắng mấy ngày nay đã nhích lên thêm khoảng 4.000 đồng/kg so với chục ngày trước. Song, với giá bán 16.000 đồng/kg như hiện nay thì người chăn nuôi vẫn thua lỗ nặng.
Ông Ngọc cho hay, giá gà lông trắng bắt đầu giảm từ dịp 30/4 đến giờ, thậm chí có thời điểm giá còn chạm đáy xuống mức 12.000-13.000 đồng/kg. Trong khi, mỗi một tuần ở khu vực Đông Nam Bộ tổng số gà vào đàn khoảng 3 triệu con, tức gà xuất chuồng số lượng cũng tương đương.Nếu nhân lên với số tiền lỗ 24.000 đồng/con, một tuần người nuôi gà lông trắng ở Đông Nam Bộ lỗ khoảng trên 70 tỷ đồng. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nuôi gà sẽ phá sản cả loạt.
Còn đối với quả trứng, theo bà Phạm Thùy Uyên – Chủ trang trại gà màu đẻ tại Đắc Lắc, đây là năm mà giá trứng thê thảm nhất trong các năm. Ở thời điểm 9/10/2019, giá trứng chỉ đạt 1400 đồng/quả, đối với các hộ chăn nuôi trộn cám thì còn lời lãi được một phần công rất nhỏ, còn đối với các hộ chăn nuôi dùng cám công nghiệp chỉ ở mức hòa vốn. Cũng theo bà Uyên, như mọi năm nếu 6 tháng đầu giá trứng giảm, thì 6 tháng sau giá sẽ cao. Tuy nhiên, năm nay giá trứng lên xuống thất thường và lên không đáng kể.
Ngành chăn nuôi gia cầm cần “lối đi” thực sự bền vững
Đàn gia cầm tăng chóng mặt, xuất khẩu nhỏ giọt: Dư sản lượng là điều tất yếu!
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, nguyên nhân chính dẫn đến việc giá giá cầm, đặc biệt giá gà công nghiệp lông trắng thời gian vừa qua giảm sâu do sự tăng trưởng tổng đàn quá nóng tại một số địa phương khu vực phía Nam.
Thống kê chỉ ra rằng, thời gian qua tỉnh Đồng Nai có đàn gia cầm tăng 14,28% (tăng khoảng 3 triệu con); Tiền Giang tăng 11,8% (tổng đàn 14,8 triệu con); ở Long An, một số huyện đàn gia cầm tăng 2 – 3 lần; An Giang tăng 42,82%; Trà Vinh tăng trên 2 lần (tổng đàn 6,2 triệu con); Sóc Trăng tăng 12,61% (tổng đàn là 7,7 triệu con)… Chính vì tăng đàn ồ ạt cùng một thời điểm nên đã dẫn đến cung vượt cầu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá tiêu thụ bị giảm.
Thống kê hiện nay cho thấy, gà công nghiệp trắng ở các doanh nghiệp vốn FDI chiếm tới 80% thị phần. Các doanh nghiệp đều có kế hoạch tăng đàn, nhưng chưa có động thái tìm hướng xuất khẩu, nên đến khi cung vượt cầu, chịu thiệt hại lớn nhất là người chăn nuôi.
Còn TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam nhiều lần cảnh báo đàn gia cầm nước ta đã phát triển quá nóng và ngành thống kê tính toán sai sản lượng thịt, trứng gia cầm. Cụ thể, theo TS Sơn, chẳng hạn theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2018 tổng đàn gà có mặt thường xuyên là 316,92 triệu con, tổng đàn gà giết thịt là 477,9 triệu con; sản lượng gà là 839,573 ngàn tấn. Tính ra số vòng quay chăn nuôi gà khoảng 1,5 lần là không hợp lí.
Trên thực tế, số lứa nuôi bình quân đối với gà công nghiệp là 5-6 lứa/năm, lông màu từ 3-4 lứa/năm. Trong số 316,92 triệu con gà có mặt thường xuyên thì có khoảng 40% nuôi công nghiệp, tức là có khoảng 126,768 triệu con và 60% nuôi gà lông màu tức là 190,152 triệu con. Với số vòng quay trên thì tổng số gà công nghiệp xuất chuồng hàng năm là 633,8 triệu con và gà thả vườn lông màu là 570,4 triệu con, tổng hai loại sẽ là 1.204,2 triệu con (tương đương với sản lượng thịt hơi xuất chuồng là trên 2,4 triệu tấn/năm.
Mặt khác, tổng sản lượng thức ăn công nghiệp đã sử dụng cho gia cầm năm 2018 là 7,654 triệu tấn, trong đó sử dụng cho gà là 4,695 triệu tấn. Riêng thức ăn công nghiệp cho gà lông trắng: 1,792 triệu tấn, cho gà lông màu là 1,877 triệu tấn. Trong đó FCR cho gà lông trắng là 2,3 và FCR cho gà lông màu là 2,8. Như vậy, sản lượng thịt gà công nghiệp là 670,4 ngàn tấn. Tổng hai loại thịt gà này là trên 1,4499 triệu tấn. Theo số liệu thống kê hiện nay, sản lượng thịt gà nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chiếm 60%, sản lượng gà nuôi nhỏ lẻ thả rông khoảng 40%. Như vậy tổng sản lượng thịt gà các loại sản xuất năm 2018 sẽ là 2,4 triệu tấn thịt hơi. Nếu tính cả sản lượng thủy cầm thì sản lượng thịt gia cầm nước ta sản xuất năm 2018 đạt khoảng 3,0 triệu tấn thịt hơi. Với cách tính toán tương tự, sản lượng trứng gia cầm sản xuất năm 2018 khoảng 15 tỷ quả thay vì 11,5 tỷ quả như Tổng cục Thống kê đã công bố.
Theo Cục Chăn nuôi, cùng với đó, 8 tháng đầu năm nước ta nhập khoảng 98.000 tấn thịt gà, với tốc độ như hiện nay, thì cả năm 2019 tổng sản lượng thịt gà nhập khẩu về rơi vào khoảng 150.000 tấn. So với tổng sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam là 1,24 triệu tấn, thịt gà nhập khẩu chỉ chiếm 12%. Tất nhiên, việc nhập khẩu thịt, trong đó có thịt gà tăng thời gian qua là điều tất yếu, bởi việc ký kết tự do thương mại nhưng điều đó cũng làm cho thị phần thịt trong nước bị nhỏ lại, khiến cho ngành gia cầm khó khăn hơn.
Trong bối cảnh thị trường gia cầm là một “tà áo hẹp” thì việc xuất ngoại của sản phẩm gia cầm Việt cực kỳ hạn chế. Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường, thị trường xuất xuất khẩu thịt gia cầm của Việt Nam năm 2018 mới chỉ đạt 30,062 triệu USD và xuất khẩu trứng cũng chỉ đạt 5.361,046 triệu USD.
Cần có cái nhìn tổng thể, kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, đã đến lúc cần có quy hoạch tổng thể về chăn nuôi gia cầm tránh việc tăng đàn mất kiểm soát. Mặt khác, với các sản phẩm thịt nhập khẩu, cần có cơ chế kiểm dịch chất lượng tạo “tấm áp giáp” cho ngành chăn nuôi, tránh việc sản phẩm chất lượng thấp vẫn ùn ùn vào bữa cơm, bếp ăn công nghiệp mà thịt, trứng trong nước ế thừa. Cùng với đó, cần có kế hoạch bài bản kích thích, tăng cường tiêu dùng sản phẩm thịt gia cầm trong nước.
Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đối với người chăn nuôi và doanh nghiệp, cụ thể, chia phân khúc khi xác định thị trường mục tiêu cho sản xuất và kinh doanh sản phẩm gia cầm: gia cầm ngoài gà (vịt, ngan, ngỗng) là nhóm sản xuất chưa bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu…
Đối với phân khúc còn lại: phân loại sản phẩm để hướng tới các đối tượng tiêu dùng khác nhau (ức gà, lườn gà hướng tới xuất khẩu vì người tiêu dùng các nước ưa chuộng nên có giá cả cao hơn; thịt đùi, cánh gà hướng tới người tiêu dùng trong nước). Đầu tư nhiều hơn các nhà máy sản xuất và chế biến gia cầm theo tiêu chuẩn 3F.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chất lượng trứng sản xuất công nghiệp (Trong ngành trứng sạch sản xuất dây chuyền công nghệ hiện đại được kiểm định bởi những tiêu chí khắt khe của thế giới, thì khá nhiều người tiêu dùng vẫn cố hữu quan niệm rằng trứng sạch là trứng gà ta, nuôi thả).
Cùng với đó là hướng tới thị trường quốc tế, trước mắt phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: trứng muối, thịt gà, thịt vịt đã qua chế biến nhiệt (ví dụ như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. Tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nghiên cứu sâu, gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu…
TÂM AN
Doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam nên chú trọng khâu tồn trữ, chế biến và tiếp thị sản phẩm
Hiện trạng ngành chăn nuôi chỉ sản xuất và bán thô (cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu) thì sẽ loay hoay mãi. Chăn nuôi có nhiều tiến bộ trong công nghệ di truyền, thức ăn, chuồng trại, đã bớt lệ thuộc mùa vụ thời tiết, nhưng chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi vẫn giữ tầm ảnh hưởng quan trọng.
Để giảm áp lực các áp lực đó, tránh bị tồn hàng hoặc giảm ế thừa tạm thời cục bộ, ngoài kế hoạch sản xuất, thì đầu tư chế biến tồn trữ mang tầm chiến lược (đòi hỏi qui hoạch vùng sản xuất, công nghệ chế biến và cả việc đầu tư tài chính cho việc tồn trữ).
Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư chỉ tính đến sản phẩm cuối cùng là sản phẩm thô (heo hơi, gà vịt tươi sống). Gần như chưa ai tính kế hoạch kinh doanh theo mô hình “liên hoàn cước” trong chuỗi giá trị nông sản: đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y, đất đai, nhân lực, công nghệ chăn nuôi…) – quá trình sản xuất – đầu ra (sản phẩm thô, sản phẩm chế biến, tồn trữ, tiếp thị, lưu thông phân phối…). Trong đó chế biến, tồn trữ và tiếp thị đóng vai trò rất quan trọng.
Các tập đoàn chăn nuôi lớn, họ thừa sức biết như thế, nhưng khi mà bán sản phẩm thô còn kiếm được nhiều lợi nhuận nhiều họ chưa đầu tư chế biến làm (tốn nhiều chi phí đầu tư, khi chưa bị áp lực). Thực tế cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận chi tiêu cho sản phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa an toàn với giá cao hơn nhiều với mặt bằng thu nhập.
Một số đơn vị đã có động thái đầu tư mảng chế biến thịt, nhưng chưa đáng kể so với lượng heo gà vịt họ nuôi ra (80 – 90% vẫn bán heo, gà sống)! Khâu chế biến, đòi hỏi đầu tư ban đầu về máy móc nhà xưởng không lớn bằng khoản đầu tư cho máy móc nhà xưởng chăn nuôi công nghệ cao, nhưng đầu cho tư tiếp thị dẫn dắt khách hàng và người tiêu dùng mới thật sự chiếm ngân sách lớn. Việc đầu tư tiếp thị này thì doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam nhận thức chưa đầy đủ và cho rằng chi tiếp thị là rất lãng phí tiền của, vì nó hoặc không trực tiếp tạo ra của cải vật chất; hoặc do đầu tư sai kênh tiếp thị, không đem lại kết quả như mong đợi, nên đầu tư tiếp thị bị cho là lãng phí.
Ths Nguyễn Văn Ngà (ảnh)
Chuyên gia Marketing
Công ty TNHH Agrocom Việt Nam
- chăn nuôi gia cầm li>
- ngành chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất