Ngành gia cầm 2022: Bảy xu thế vĩ mô ảnh hưởng đến TACN - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành gia cầm 2022: Bảy xu thế vĩ mô ảnh hưởng đến TACN

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong năm 2022, những ông lớn của ngành công nghiệp gia cầm thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với những vấn đề tương tự như ở năm ngoái; tuy nhiên vẫn có triển vọng tích cực cho ngành công nghiệp này tiếp tục tăng trưởng.

     

    Báo cáo “Triển vọng gia cầm năm 2022” chỉ ra rằng, những trở ngại dai dẳng gây ra bởi đại dịch sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu. Dưới đây là bảy xu hướng vĩ mô có tầm ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của thị phần gia cầm trong năm tới:

     

    1. Tăng giá thành phần và thức ăn chăn nuôi (TACN)

     

    Chi phí thức ăn gia cầm sẽ vẫn biến động do giá nguyên liệu chính vẫn cao và sự tồn trữ có sẵn hạn chế, điều này làm giảm lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

     

    “Giá bắp, đậu tương, lúa mì và phụ gia TACN được dự kiến giữ mức cao và biến động, nguyên do là ở bởi: nhu cầu vẫn tiếp tục lớn ; mức tồn kho thấp cho tất cả các mặt hàng; nguồn cung bị áp lực do giá phân bón và hóa chất nông nghiệp tăng cao; và việc chính phủ tiếp tục can thiệp vào thị trường trồng trọt với lí do an ninh lương thực và thực hiện các biện pháp giảm lạm phát giá lương thực”, theo báo cáo của Nan-Dirk Mulder, một chuyên gia cấp cao về đạm động vật toàn cầu của Rabobank. Ông đề nghị các nhà sản xuất TACN tập trung vào việc tối ưu hóa việc thu mua thành phần TACN và cải thiện công thức TACN.

     

    Eric Gingerich, bác sĩ thú y và cũng là chuyên gia phụ trách kỹ thuật mảng gia cầm (gà đẻ) của công ty Diamond V, dự đoán sẽ có thúc đẩy việc điều chỉnh lại công thức thức ăn, khi mà nguồn cung cấp nguyên liệu hạn hẹp và giá phụ gia TACN cao, nhưng cũng cảnh báo rằng “những thay đổi thường xuyên công thức thức ăn, thành phần nguyên liệu hoặc tạo những công thức thiếu hụt dinh dưỡng để chữa cháy tạm thời đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe động vật và đường ruột”.

     

    Marcelo Silva, trưởng nhóm dinh dưỡng toàn cầu của công ty Aviagen cho rằng: “Các chuyên gia  dinh dưỡng phải sẵn sàng cho việc tái xác định các chiến lược TACN theo biến động thị trường. “Điều tối quan trọng ở đây là phải nắm rõ các phản ứng sinh học của vật nuôi đối với các trở ngại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong quy trình tạo công thức, với chi phí thấp nhất. Một ví dụ cho một trở ngại trong tạo công thức là vấn đề năng lượng và đạm cân bằng.

     

    “Tương lai dựa vào sự cân bằng. Vì vậy, phải dồn hết nỗ lực để tối ưu hóa chênh lệch lợi nhuận so với chi phí thức ăn và duy trì các đặc tính năng suất gia cầm ở mức cạnh tranh, trong khi vẫn tăng cường sức khỏe của chúng”, theo như Marcelo Silva nói.

    Năm 2022, ngành gia cầm dự báo mức nhu cầu cao và các thách thức lớn về cung ứng – Ảnh minh họa: Vũ Sinh

     

    2. Chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn

     

    Các chuỗi cung ứng khắp toàn cầu tiếp tục chật vật trong những điều kiện khó khăn, hao mòn và tốn kém giống như ở giai đoạn khởi điểm của đại dịch.

     

    Marilynn Finklin, bác sĩ thú y và cũng là giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty Kemin Animal Nutrition and Health –  khu vực Bắc Mỹ, cho biết: “Trong gần hai năm nay, chúng ta đã trải qua hàng loạt đứt gãy và gián đoạn cung ứng và điều đó đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất TACN, nhà sản xuất, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Có khả năng chúng ta sẽ thấy những ảnh hưởng này kéo dài đến hết năm 2022, hoặc thậm chí là sau đó nữa”.

     

    Theo Brian Earnest, nhà phân tích hàng đầu của công ty CoBank về ngành công nghiệp đạm, tiếp cận hữu hiệu nguồn các chất phụ gia và thành phần vi lượng sẽ vẫn là một thách thức.

     

    Ông cho rằng: “Sự kém hiệu quả ảnh hưởng từ chậm trễ vận chuyển có lẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2022. “Điều này hàm nghĩa những người quản lý thức ăn chăn nuôi đôi lúc sẽ đối mặt với vấn đề thiếu hụt, hoặc, để tránh điều đó diễn ra, họ sẽ đặt hàng hơn mức cần, và như vậy sẽ gây thêm gánh nặng cho nhiều nguồn cung ứng hơn”.

     

    3. Tiếp tục thiếu hụt lao động

     

    Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, tiền lương mỗi giờ cho công việc chế biến gia cầm đã tăng lên tới 22% kể từ tháng 2 năm 2020, nhưng số lượng nhân viên làm việc theo giờ và không thuộc bộ phận quản lý và giám sát thì vẫn giảm 6%.

     

    Joe Meszaros, chuyên gia kinh tế cao cấp mảng gia cầm của công ty IHS Markit cho biết: “Nếu ngành chăn nuôi gia cầm muốn lấy lại quỹ đạo tăng trưởng và tận dụng triệt để lợi thế giá trị đạm của thịt gà thịt và gà tây, thì phải giải quyết được thách thức về nhân sự. Những thách thức này bao gồm việc cung cấp tiền lương và phúc lợi với mức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo một môi trường làm việc có lợi để tạo sử tin tưởng, an toàn cho nhân viên ở nơi làm việc”.

     

    Richard Obermeyer, Giám đốc sản xuất thức ăn chăn nuôi của Aviagen – khu vực Bắc Mỹ, cũng đồng tình và thúc giục các ngành công nghiệp gia cầm và TACN phải cung cấp môi trường làm việc tốt hơn để giữ chân nhân viên hiện tại, duy trì được sự cạnh tranh trong thị trường lao động đang ngày càng thu hẹp.

     

    4. Lo ngại về lạm phát và an ninh lương thực

     

    Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát do chi phí phát sinh bị thúc đẩy bởi chi phí lao động ngày càng tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá đầu vào cao. Trong khi nhu cầu đạm gia cầm vẫn mạnh đáng kể, thì chi phí sản xuất tiếp tục tăng và gánh nặng chi phí đó đè nặng trên vai người tiêu dùng.

     

    Mulder nói: “Giá thực phẩm, nông sản và gia cầm đang tăng lên mức cao và điều này dẫn đến sự lo ngại của chính phủ các nước về an ninh lương thực và lạm phát giá lương thực”. Thêm vào đó, gần đây, những hạn chế trao đổi thương mại toàn cầu được đặt ra để bảo đảm nguồn thực phẩm có mực giá phải chăng ở các thị trường chủ chốt và điều này có thể dẫn đến việc thực hiện các chiến lược an ninh lương thực trong dài hạn. Giá thực phẩm cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ gia cầm ở các nước có thu nhập thấp, ở đó người tiêu dùng có thể quay qua dùng các nguồn đạm rẻ hơn”, ông nói.

     

    5. Vẫn còn những thách thức về nguồn giống

     

    Ngoài những lo ngại về nhu cầu và lao động, tình trạng thiếu gà thịt có thể từ vấn đề nguồn đàn giống, chẳng hạn như vấn đề suy giảm khả năng ấp nở. Theo báo cáo của Earnest, vào năm 2021, quy mô đàn gà đẻ trứng cung cấp giống gà thịt đã lớn hơn 6% so với mức trước đại dịch, nhưng sản lượng đầu ra lại thấp hơn khoảng 1%.

     

    Báo cáo giữa năm 2021 của tập đoàn Tyson, một trong những nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới và là chủ sở hữu của giống gia cầm Cobb-Vantress, chỉ ra giống gà trống mới của tập đoàn là nguyên nhân gây giảm khả năng ấp nở của trứng có phôi. Các báo cáo dự tính sẽ không có phục hồi hoàn toàn cho mãi đến năm 2023.

     

    “Các cơ sở chăn nuôi sản xuất gà đẻ cung cấp trứng giống cần phải chú tâm vào tình trạng suy giảm khả năng ấp nở trứng, khi đã giảm gần 3 điểm kể từ năm ngoái”, Meszaros nói. “Với các vấn đề liên quan đến di truyền giống, vẫn chưa thể hiện qua số liệu năng suất đàn toàn quốc của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), cần mở rộng đàn gà đẻ để sẵn sàng cho sự tăng trưởng dự kiến”.

     

    Earnest cảnh báo rằng khi mà vấn đề ấp nở đã được cải thiện và nguồn cung tăng lên, chuỗi cung ứng có thể bị quá tải với tình trạng dư thừa đàn gà con một ngày tuổi vào năm 2022.

     

    Marc de Beer, chủ tịch công ty Aviagen-khu vực Bắc Mỹ, lưu ý rằng việc đóng cửa biên giới, hủy chuyến bay và các tuyến trao đổi thương mại bị hạn chế đã làm cản trở khả năng vận chuyển đàn vật nuôi của các nhà sản xuất giống gà thịt và cũng gây cảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu.

     

    Ông đề nghị các lãnh đạo ngành và các nhà sản xuất gia cầm kiến ​​nghị bộ nông nghiệp và chính phủ sở tại phải thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và vận chuyển và tận dụng tiếng nói của các tổ chức quốc tế, để sử dụng ảnh hưởng của họ giữ cho các tuyến trao đổi thương mại chính yếu không bị tắt nghẽn, dù cho có bị áp dụng các hạn chế Covid-19 hay không.

     

    6. Mối nguy từ bệnh gia cầm

     

    Các bệnh gia cầm như bệnh Newcastle và cúm gia cầm vẫn là mối đe doạ lớn. Gần đây nhất, bùng dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) ở Âu châu và châu Á đã gia tăng áp lực cho hoạt động sản xuất chăn nuôi.

     

    “Các biện pháp phòng thủ tốt nhất của chúng ta để đảm bảo sức khỏe đàn gia cầm và giữ cho chuỗi cung ứng thông suốt trong thời gian dịch bệnh bùng phát, là biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt, phân chia vùng – đây là cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gà con và trứng, từ một nhóm các trang trại đã được cho phép”, de Beer nói.

     

    7. Tính bền vững và phúc lợi đi đôi với nhau

     

    Khi người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn cho sự minh bạch và bền vững cho toàn bộ chuỗi thực phẩm, những công ty chủ chốt trong ngành gia cầm, bất kể ở phân khúc sản xuất hay chế biến bán lẻ, cần phải tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong vấn đề này.

     

    Fernando Moreira, giám đốc phát triển thương mại mảng gia cầm của công ty Wisium cho biết, người tiêu dùng ngày nay mong đợi thức ăn và đồ uống của họ được làm từ các nguyên liệu mang tính bền vững và được sản xuất bởi các công ty cùng chia sẻ quan điểm đó.

     

    Những đàn gia cầm khỏe mạnh được nuôi với các tiêu chuẩn phúc lợi cao, sẽ mang lại thịt gà lành mạnh cho người tiêu dùng, từ đó góp phần vào sự bền vững ở quy mô xã hội. Đàn gia cầm khỏe mạnh cũng mang lại hiệu quả sinh học cao hơn, điều này tốt cho môi trường và sự bền vững kinh tế của người chăn nuôi, khi đàn vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao hơn, sức sống mạnh mẽ hơn và cho năng suất tốt hơn.

     

    Cho dù những tuyên bố và đòi hỏi này khiến thị phần gia cầm khó hoạt động hơn, nhưng nó cũng tạo cơ hội cho những công ty đã được chuyên biệt hoá  tận dụng để tạo sự khác biệt cho sản phẩm và tăng thêm thị phần.

     

    Ngọc Thạch (Biên dịch)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.