Ngành sản xuất thức ăn toàn cầu dưới tác động của dịch Covid-19 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành sản xuất thức ăn toàn cầu dưới tác động của dịch Covid-19

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù đã có sự mở cửa ngắt quãng trong xã hội và nền kinh tế thế giới sau sự suy thoái bởi cuốn tiểu thuyết mang tên Covid19, nhưng còn rất lâu nữa để đưa việc kinh doanh trở lại guồng quay cũ trên toàn cầu. Đối với ngành dinh dưỡng chăn nuôi nói riêng, các nhà phân tích đang nhìn thấy một trạng thái “thiết lập sau đại dịch” trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

    Theo Sabria Zettell, Quản lý dịch vụ dinh dưỡng và kỹ thuật tổ chức hệ thống sinh học Canada: “Trước đây, chúng ta rất ít khi được nghe các thông tin về xu hướng sử dụng nguồn protein từ thực vật, cung cấp chất dinh dưỡng và protein chất lượng cao với chi phí hợp lý”.

     

    Theo Meagan Nelson, Phó Giám đốc nhóm chiến lược và phát triển tại Nielsen, xu hướng sử dụng protein từ động vật của người tiêu dùng sẽ phải mất từ tám tháng đến một năm để có thể khôi phục lại mức bình thường trước khi dịch xảy ra và có một số sẽ không bao giờ khôi phục được lại.

     

    Tác động của COVID-19 đến sản xuất thức ăn chăn nuôi

     

    Mặc dù ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có những triển vọng mạnh mẽ vào đầu năm, nhưng do tác động của việc các nhà máy chế biến, đóng gói buộc phải đóng cửa vì dịch Covid-19 và các yếu tố liên quan khác như việc chọn lọc vật nuôi chắc chắn sẽ có tác động đến sản lượng sản xuất thức ăn của các nhà máy.

     

    “Trong khi tăng trưởng ròng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi được lên kế hoạch dự kiến sẽ thấp hơn dự báo tăng trưởng trước đại dịch” theo Dipak Roda, Phó chủ tịch phát triển thị trường và kinh doanh Enzyme Innovation. “Chuỗi cung ứng chậm lại ở cả thịt và thức ăn, cũng như lượng tiêu thụ thấp tại các cửa hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, có thể làm giảm sự sáp nhập của chúng trong 12 tháng tới. Từ đó dẫn đến sự chậm lại trong nhu cầu và sản xuất thức ăn tổng thể”.

     

    Các nhà phân tích không muốn dự đoán mức độ tác động của Covid-19 về protein động vật và sản xuất thức ăn chăn nuôi,ước tính sẽ thay đổi khi các ngành khác hoàn toàn ổn định.

     

    Mark Lyons – chủ tịch và CEO Alltech cho rằng: “Rất nhiều người thấy rằng chúng ta sẽ khôi phục (trạng thái bình thường) vào cuối quý 3, và sẽ trở lại 100% trạng thái ban đầu trong quý 4.

     

    Thay đổi nhu cầu khách hàng là cần thiết

     

    Trong thời điểm khó khăn cho cả chăn nuôi và gia cầm như hiện nay, các đại diện của ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã thay đổi cách thức tư vấn về vai trò dinh dưỡng. Thay vì tư vấn giúp tăng tỉ lệ tăng trưởng và tăng năng suất, thì bây giờ họ tập trung quan tâm vấn đề duy trì sức khỏe vật nuôi, đặc biệt là sinh sản.

     

    “Các nhà sản xuất thức ăn dành sự quan tâm ưu tiên đến hệ miễn dịch, sức khỏe và an toàn của động vật hơn năng suất và lợi nhuận” Dipak Roda chia sẻ thêm. “Họ đang tìm kiếm các chất phụ gia thức ăn phù hợp đặc biệt là khi đã nhận thức rõ hơn về kỹ thuật và chiến lược để quản lý sức khỏe vật nuôi.”

     

    Khách hàng đang cố gắng cắt giảm chi phí

     

    “Các nhà chăn nuôi đang phải vật lộn với tình trạng thừa cung” Louis Russell, chủ tịch APC cho biết. “Khi điều này xảy ra, giá trị sản phẩm của họ giảm xuống và họ bắt đầu loại bỏ các nguyên liệu với chi phí cao để ổn định giá thành”.

     

    Kery Kefaber- Chủ tịch hiệp hội phát triển sản phẩm và sức khỏe động vật tin rằng ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi sẽ hướng tới sự đơn giản và linh hoạt: “Tôi nghĩ rằng sẽ có một cuộc chuyển giao cơ bản giữa lao động,quản lý cung ứng và các sản phẩm. Đây là xu hướng sản xuất thức ăn theo hệ thống, thương hiệu độc đáo và sử dụng các thành phần thức ăn thích hợp. Tôi chắc rằng nó sẽ trở thành một mục tiêu dài hạn, nhưng trước mắt, mọi người đang quan tâm nhiều về chi phí, tính sẵn có và hiệu quả. Các nhà sản xuất sẽ phải tìm kiếm một quy trình đơn giản hóa để thúc đẩy sản xuất hiệu quả”.

     

    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng đã tạo ra cho các nhà cung ứng cơ hội được hỗ trợ khách hàng của họ ngoài việc hỗ trợ thúc đẩy bán các sản phẩm trong kinh doanh. “Trong thời điểm này, những nhóm có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng sẽ giúp được họ rất nhiều, nó tạo ra mối liên kết gần gũi hơn giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ”.

     

    Cơ hội và thách thức

     

    Trong nửa cuối năm 2020, các nhà sản xuất thức ăn sẽ phải đối mặt với một thử thách để vực dậy việc kinh doanh và bù đắp tổn thất. Cũng theo Dipak Roda: “Điều này cho phép các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có cơ hội chuyển đổi mô hình kinh doanh dựa vào việc tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao, đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng”.

     

    “Tôi thực sự nghĩ rằng nhỏ và  nhanh có thể đáp ứng nhu cầu ngay tại thời điểm này và mang lại nhiều cơ hội hơn” Lyons cho biết. “Đối với các nhà sản xuất thức ăn nhỏ, có lẽ sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơ nqua các quan hệ đối tác với các nhà sản xuất tại địa phương và việc tạo ra nhiều hơn những cửa hàng mới cho các sản phẩm chính là cơ hội của các công ty ngay bay giờ. Bạn biết đấy, lớn không phải lúc nào cũng chiến thắng, trong những trường hợp như thế này cần phải có phản ứng nhanh”.

     

    Kefaber tin rằng, kỉ nguyên mà Covid-19 tạo ra đã tạo cơ hội cho các công ty thể hiện cam kết của mình với khách hàng qua việc hỗ trợ,chứng minh độ tin cậy và tăng cường nỗ lực an toàn sinh học của công ty.

     

    Ở một số thị trường, đây cũng là cơ hội để các nhà sản xuất có thể dành thị phần. Rob Patterson- Giám đốc kĩ thuật tổ chức hệ thống sinh học Canada nhận định: “Các nhà sản xuất Bắc Mỹ có thể có được cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn, vươn tới một số quốc gia ở châu Á đang phải vật lộn để sản xuất đủ số lượng thịt do các nhà máy ngừng hoạt động bởi dịch Covid-19. Ngoài ra khi Brazil đang tập trung đấu tranh với đại dịchcovid-19 thì đây là cơ hội vàng để tận dụng khi nguồn cung ở thị trường châu Á đang giảm”.

     

    Russell cũng lưu ý rằng, việc thiếu container có sẵn cho các lô hàng quốc tế đã đặt ra một thách thức đáng kể. Vấn đề này là do việc đóng cửa văn phòng chính phủ, khiến việc lấy chữ ký trên chứng từ xuất khẩu trở nên khó khăn.

     

    Nhìn chung, các bên liên quan trong ngành công nghiệp thức ăn rất lạc quan về triển vọng sản xuất thức ăn chăn nuôi và áp dụng các khoản cho vay được trong suốt đại dịch để cải thiện hiệu quả dài hạn và cải thiện chuỗi cung ứng.

     

    Lan Anh

    biên dịch từ Feedstragety

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.