Người chăn nuôi có thể được hỗ trợ 38.000 đồng/kg heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Người chăn nuôi có thể được hỗ trợ 38.000 đồng/kg heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi

    Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng hỗ trợ người chăn nuôi có heo, trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và viêm da nổi cục. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi.

     

     

    Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại nghị định số 02-2017 để hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh viêm da nổi cục trong năm 2021 và năm 2022 tại các địa phương.

    Tiêu hủy heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi – Ảnh: B.MINH

     

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Thú y cho biết theo mức hỗ trợ quy định tại nghị định 02 năm 2017, các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ với mức 38.000 đồng/kg hơi heo và 45.000 đồng/kg hơi trâu, bò.

     

    “Nếu Thủ tướng đồng ý và áp dụng cơ chế, chính sách như đề xuất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ theo mức quy định tại nghị định 02-2017” – vị này cho biết thêm.

     

    Trước đó, Bộ Tài chính đã thống nhất với đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     

    Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2021 bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 2.600 xã thuộc 418 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Tổng số heo mắc bệnh, chết và tiêu hủy là gần 300.000 con.

     

    Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 840 xã thuộc 246 huyện của 48 tỉnh, thành phố, số heo tiêu hủy hơn 41.000 con. Hiện nay, cả nước có 117 ổ dịch tại 49 huyện của 16 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

     

    Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng vẫn rất cao.

     

    Tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy dịch bệnh động vật ngày càng diễn biến phức tạp, cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh động vật còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn.

     

    Điển hình, dịch bệnh động vật thường xuyên biến động, xuất hiện các dịch bệnh mới xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, tái xuất hiện đã có trong nước, nhất là trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ trọng lớn, cần tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y.

     

    Bên cạnh đó, nhiều quy định tại nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và quyết định số 1442 (năm 2011) của Thủ tướng về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 719 (năm 2008) của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

     

    Trong khi đó, từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

     

    Để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, đồng thời có thêm nguồn lực khôi phục sản xuất và chi hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh, các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu trình Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 và thời gian tiếp theo.

     

    V.T.DUNG – C. TUỆ

    Báo Tuổi Trẻ

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.