Theo Thương vụ Việt Nam tại Brazil, tác động từ việc điều chỉnh mức thuế quan do cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có những tác động chung tới giá cả của một số mặt hàng nông sản trên thế giới trong thời gian tới.
Giá nguyên liệu TĂCN trong nước có thể có những biến động trong thời gian tới
Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho nông sản Brazil. Sau khi Mỹ khởi động tranh chấp thương mại với Trung Quốc bằng việc công bố khoảng 1.300 mặt hàng của Trung Quốc bị đưa vào danh sách có thể bị áp mức thuế lên tới 25%, Chính phủ Trung Quốc cũng hành động đáp trả bằng việc ban hành danh mục thuế quan sẽ áp lên 128 sản phẩm từ Mỹ. Trong đó thịt lợn, thịt gà có tỷ lệ tăng thuế cao nhất lên tới 25%; đậu tương 15% và hàng loạt sản phẩm khác.
Nếu các mức thuế quan này được thực hiện, các sản phẩm nông sản NK từ Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ, vì vậy Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm NK hàng hóa từ các nước khác để thay thế, và Brazil có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của Trung Quốc về đậu tương và thịt lợn.
Về đậu tương, Trung Quốc có ngành chăn nuôi lớn nhất thế giới nên cần nhiều nguyên liệu làm TĂCN, dự kiến cần mua 97 triệu tấn đậu tương trong năm 2017 – 2018, chiếm gần 2/3 lượng đậu tương XK của thế giới (tương đương 12 tỷ USD). Theo ước tính Brazil, nước này có thể tăng cường việc XK đậu tương lên tổng cộng 70,5 triệu tấn trong năm 2018. Dự báo thời gian tới, đậu tương của Brazil và các nước Nam Mỹ khác sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà NK nông sản Trung Quốc. Điều này sẽ tạo sự tăng giá hàng nông sản Brazil.
Theo ghi nhận vào những ngày cuối tháng 4/2018, giá đậu tương của Brazil và Mỹ đã bắt đầu có sự chệnh lệch đáng kể trên sàn giao dịch nông sản. Cụ thể, đậu tương Brazil được báo giá ở mức khoảng 467 USD/tấn (bao gồm cả chi phí và vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc trong tháng 6-7), trong khi giá đậu tương chào hàng từ Mỹ chỉ khoảng 435 USD/tấn…
Về thịt lợn, Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới với 56 triệu tấn/năm. Năm 2017, nước này đã NK khoảng 275 nghìn tấn thịt lợn từ Mỹ với giá trị 488 triệu USD (trong khi lượng thịt lợn của Brazil XK sang Trung Quốc chỉ 48,9 nghìn tấn, tương đương 100,6 triệu USD). Tuy nhiên trong thời gian qua, Trung Quốc đang bắt đầu chuyển hướng, NK thịt lợn nhiều hơn từ Brazil. Trong 3 tháng đầu năm 2018, đã có 37,7 nghìn tấn thịt lợn được XK sang Trung Quốc, tăng tới 161% so với cùng kỳ năm 2017 (thịt bò XK từ Brazil sang Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2018 cũng tăng mạnh với 44% so với cùng kỳ).
Thương vụ Việt Nam tại Brazil nhận định: Những biến động trên về thị trường nguyên liệu TĂCN từ Brazil có thể kéo theo những tác động tới giá TĂCN trong nước. Bởi Việt Nam hiện là nhà NK một lượng lớn ngô, đậu tương, thức ăn gia súc và nguyên liệu, phụ phẩm gia cầm từ Brazil. Riêng đậu tương, thị phần NK về Việt Nam chiếm tới 52% là từ Brazil (22% từ Hoa Kỳ và 17% từ Singapore). Brazil theo đó đã trở thành nước XK đậu tương lớn nhất vào Việt Nam tính đến cuối năm 2017 do giá cả cạnh tranh.
Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang và đang tác động đến sự tăng giá một số mặt hàng nông sản của Brazil do sự quan tâm của các Cty kinh doanh nông sản từ Trung Quốc và Singapore. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định tránh sự tăng giá quá mức, Thương vụ Việt Nam tại Brazil khuyến cáo các nhà NK nông sản Việt Nam nên chủ động đàm phán với các nhà XK Brazil ngay từ bây giờ để đảm bảo tính chủ động trong SX.
Lê Bền
Nguồn: nongnghiep.vn
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất