PGS.TS Đinh Thị Bích Lân, giảng viên cao cấp- Viện Công nghệ sinh học, ĐH Huế là một trong 2 nhà người xuất sắc giành Giải thưởng Kovalevskaia năm 2017. Đây là nhà khoa học nữ có nhiều công trình nghiên cứu được cho là đi tiên phong trong lĩnh vực chăn nuôi thú y ở nước ta.
Những ai am tường lĩnh vực chăn nuôi thú y đều biết PGS.TS Đinh Thị Bích Lân bởi chị là một trong số ít nhà khoa học nữ được đào tạo bài bản về chuyên ngành thú y chăn nuôi tại nước ngoài vào những thập niên 80 của thế kỷ trước.
Vốn là một sinh viên y khoa ưu tú được lựa chọn, cử đi học chuyên ngành thú y tại Viện Thú y Matxcơva, PGS.TS Đinh Thị Bích Lân kể rằng, thời gian đầu theo học chuyên ngành này, chị thoáng buồn bởi ước mơ ban đầu của mình là làm bác sỹ chữa bệnh cho người. Nhưng chính các thầy giáo nước Nga đã đem lại cho chị sự tự tin. Các thầy giải thích rằng: “Đi theo ngành thú y đừng nghĩ rằng chỉ để chữa bệnh cho các loài động vật, gia súc mà ngành này còn mang sứ mệnh rất cao quý khác nữa là tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, qua đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”. Lời dạy năm xưa của các thầy được PGS.TS Đinh Thị Bích Lân truyền đạt lại cho những thế hệ sinh viên Việt Nam sau này mà chị giảng dạy.
PGS.TS Đinh Thị Bích Lân phát biểu sau khi nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2017
Qua những tháng năm miệt mài giảng dạy và nghiên cứu, PGS.TS Đinh Thị Bích Lân là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu và đã tạo ra được nhiều sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao. Nổi bật trong số đó là các loại kháng nguyên tái tổ hợp của một số mầm bệnh (ký sinh trùng gây bệnh ở gà; bệnh tiêu chảy cấp do Crytosporidium parvum lây từ bò sang người; bệnh do Toxoplasma godii lây từ mèo và lợn sang người gây sảy thai, úng não, viêm giác mạc; vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy và phù đầu ở lợn). Các kháng nguyên tái tổ hợp này là nguyên liệu để chế tạo KIT chẩn đoán dựa trên nguyên liệu của phản ứng miễn dịch, chế tạo vắc-xin phòng bệnh và chế phẩm sinh học phòng trị bệnh truyền nhiễm.
Các loại KIT chẩn đoán nhanh (que nhúng) các bệnh truyền nhiễm cũng là công trình nghiên cứu thành công của PGS.TS Đinh Thị Bích Lân.
Vắc-xin tái tổ hợp phòng bệnh do E.coli gây ra ở lợn do PGS.TS Đinh Thị Bích Lân nghiên cứu là vắc-xin thế hệ mới, sản phẩm của công nghệ gen và công nghệ protein tái tổ hợp, có tính an toàn cao, có khả năng bảo hộ trên 85%. Ngoài ra, tên tuổi của nữ PGS. TS Bích Lân còn được biết đến qua chế phẩm sinh học chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà dùng thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm hay công trình nghiên cứu các tổ hợp lợn lai có tỷ lệ nạc cao.
Trong 28 năm công tác tại ĐH Huế, dù đảm nhận công tác quản lý ở nhiều vị trí khác nhau, PGS.TS Đinh Thị Bích Lân vẫn hoàn thành tốt công tác giảng dạy, đào tạo tại trường ĐH Nông lâm Huế. Không những vậy, chị còn là Chủ biên 2 giáo trình: Miễn dịch học thú y và Sinh lý bệnh thú y- hiện được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các trường ĐH chuyên ngành thú y ở nước ta.
Với vai trò là Chủ tịch công đoàn cơ sở, PSG.TS Đinh Thị Bích Lân đã triển khai nhiều hoạt động công đoàn cũng như các hoạt động xã hội từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học cùng nhiều hoạt động thiết thực giúp chị em phụ nữ tỉnh Thừa Thiên – Huế thoát nghèo. Thêm nữa, chị đã góp sức tích cực trong cuộc vận động quyên góp đủ kinh phí xây dựng 28 trường học cho học sinh tiểu học thuộc các xã khó khăn thường xuyên chịu thiệt hại của bão lụt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ở tuổi 58, với hơn 30 năm miệt mài nghiên cứu nhưng với nhà khoa học nữ ấy, dường như ngọn lửa đam mê vẫn còn cháy bỏng. Bản lĩnh khoa học, sự tự tin, khát khao được cống hiến, được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao, mang lại hữu ích cho cộng đồng là đặc điểm nổi bật ở PGS.TS Đinh Thị Bích Lân khiến không chỉ sinh viên mà nhiều đồng nghiệp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và cảm phục.
Điệp Quyên
Nguồn: Báo PL&XH
- chăn nuôi li>
- nghiên cứu thú y li>
- nhà khoa học li>
- PGS.TS Đinh Thị Bích Lân li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất