[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo USDA, lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 102 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 3,2 triệu tấn so với niên vụ 2021/22
1. Thế giới:
USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2022/23, sản lượng dự kiến đạt 383 triệu tấn, giảm 5 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 25 triệu tấn so với niên vụ 2021/22 do sản lượng tăng tại một số nước trồng lớn là Braxin, Trung Quốc, Paragoay…
Trong đó, sản lượng đậu tương tại Braxin dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 153 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 25 triệu tấn so với niên vụ trước.
Sản lượng đậu tương của Mỹ đạt 116,4 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 5,1 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng đậu tương của Achentina đạt 41 triệu tấn, giảm 4,5 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 2,9 triệu tấn so với niên vụ trước.
Sản lượng đậu tương tại Trung Quốc đạt 20,3 triệu tấn, tương đương với dự báo trước; của Ấn Độ đạt 12 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước.
Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 102 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 3,2 triệu tấn so với niên vụ trước.
Trong đó, tồn kho đậu tương của Braxin đạt 32,2 triệu tấn, tăng 5,4 triệu tấn so với niên vụ trước; Tồn kho của Achentina đạt 22,4 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với niên vụ trước; Tồn kho của Mỹ là 6,1 triệu tấn, giảm 1,4 triệu tấn; Trung Quốc đạt 32,3 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước…
Lượng đậu tương xuất khẩu toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 167,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo trước nhưng tăng 13,6 triệu tấn so với niên vụ trước.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 164,1 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 7 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Lượng xuất khẩu đậu tương của Braxin trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 92 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 12,9 triệu tấn so với niên vụ trước và là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu đậu tương của Mỹ niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 54,2 triệu tấn, tương đương với dự báo trước nhưng giảm 4,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Lượng xuất khẩu đậu tương của Paragoay đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với niên vụ trước; của Achentina và Canada đều đạt 4,2 triệu tấn…
Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc dự báo đạt 96 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 4,4 triệu tấn so với niên vụ trước. Nhập khẩu đậu tương của EU dự kiến đạt 13,9 triệu tấn, giảm 0,5 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 0,6 triệu tấn so với niên vụ trước…
Dự báo nhu cầu ép dầu đậu tương của thế giới niên vụ 2022/23 đạt 323,9 triệu tấn, giảm 3,4 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 11 triệu tấn so với niên vụ trước do nhu cầu ép dầu tại Trung Quốc, Mỹ, Braxin… tăng.
Theo đó, dự báo nhu cầu ép dầu đậu tương của Trung Quốc niên vụ 2022/23 đạt 94 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 6,5 triệu tấn so với niên vụ trước.
Tiếp đến là nhu cầu ép dầu đậu tương của Mỹ đứng thứ 2, đạt 60,7 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 0,7 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Về giá: Thời điểm trung tuần tháng 02/2023, giá xuất khẩu đậu tương giao kỳ hạn tháng 6/2023 tại các thị trường hầu hết giảm nhẹ so với tháng trước và cùng kỳ năm 2022 như Mỹ, khu vực Nam Mỹ…
Cụ thể, giá xuất khẩu đậu tương giao tháng 6/2023 của Mỹ ở mức 605 USD/tấn, FOB, Nola, giảm 5 USD/tấn so với tháng trước và giảm 22 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Braxin, giá xuất khẩu đậu tương kỳ hạn giao tháng 6/2023 ở mức 565 USD/tấn, FOB, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước và giảm 56 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu đậu tương tại Achentina giao tháng 6/2023 ở mức 595 USD/tấn, FOB, giảm 5 USD/tấn so với tháng trước và giảm 31 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu đậu tương của các nước Nam Mỹ và Mỹ trong tháng 3/2022 dự kiến giảm do nhu cầu yếu tại Trung Quốc, EU, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia…
2. Trong nước:
Theo số liệu thống kê, trong tháng 01/2023, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam đạt thấp, với 68,7 nghìn tấn, trị giá 46,2 triệu USD, giảm 66,2% về lượng và giảm 66,5% về trị giá so với tháng trước, giảm 62,8% về lượng và giảm 58,9% về trị giá so với tháng 01/2022.
Trong năm 2022, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, giảm 8,9% về lượng nhưng tăng 7,9% về trị giá so với năm 2021. Lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 80- 120 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 670 – 700 USD/tấn.
Về thị trường cung cấp:
Trong tháng 01/2023 chỉ có 3 thị trường cung cấp mặt hàng đậu tương cho Việt Nam, giảm 2 thị trường so với tháng 01/2022.
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu đậu tương từ 5 thị trường, trong đó Braxin là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất, chiếm 57,6% tổng lượng đậu tương nhập khẩu, đạt 1,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021. Trong tháng 01/2023, Việt Nam không nhập khẩu đậu tương từ thị trường này. Dự báo đây sẽ là thị trường cung cấp đậu tương lớn của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023, do nguồn cung dồi dào, giá cạnh tranh so với các thị trường cung cấp khác.
Trong tháng 01/2023, Mỹ là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng đậu tương cho Việt Nam, với lượng nhập khẩu đạt 56,6 nghìn tấn, giảm 42,1% so với tháng trước và giảm 39,6% so với tháng 01/2022. Trong năm 2022, lượng nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 594,8 nghìn tấn, giảm 30,8% so với năm 2021 và chiếm 32,1% tỷ trọng nhập khẩu.
Lượng nhập khẩu đậu tương từ một số thị trường khác trong năm 2022 đạt thấp như: Nhập khẩu từ Canada đạt 89,5 nghìn tấn, tăng 11,3%; Nhập khẩu từ Campuchia đạt 22,7 nghìn tấn, giảm 18,2% so với năm 2021…
Về giá:
Giá nhập khẩu trung bình đậu tương về Việt Nam trong tháng 01/2023 ở mức 672 USD/tấn, giảm 0,7% so với tháng trước nhưng tăng 10,5% so với tháng 01/2022. Trong đó, giá nhập khẩu đậu tương bình quân từ thị trường Mỹ cạnh tranh nhất, đạt 663 USD/tấn, giảm 3,8% so với tháng trước nhưng tăng 10,8% so với tháng 01/2022.
Trong năm 2022, giá nhập khẩu đậu tương bình quân về Việt Nam đạt 693 USD/tấn, tăng 18,4% so với năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu đậu tương bình quân từ thị trường Mỹ cạnh tranh nhất, đạt 686 USD/tấn, tăng 20% so với năm 2021.
P.V
- nhập khẩu đậu tương li> ul>
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Vắc xin dịch tả lợn châu Phi thứ hai: Những kỳ vọng mới…
- Sử dụng nitrate và nitrite cho heo nái mang thai: Khả năng ứng dụng và những điều thận trọng
- Vì sao Trung Quốc mở cửa biên giới, giá trâu, bò ở Nghệ An vẫn ‘chạm đáy’?
- Giá trứng tại Nhật Bản tăng kỷ lục khi dịch cúm gia cầm lây lan nhanh
- HanoGroup & Phavico: Hợp lực vươn xa
- Ấn Độ: Xuất khẩu gạo tăng mạnh bất chấp chính sách kìm hãm xuất khẩu
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Lâm Đồng: Cả tỉnh có 423 trang trại chăn nuôi quy mô lớn
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
Tin mới nhất
T2,20/03/2023
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Vắc xin dịch tả lợn châu Phi thứ hai: Những kỳ vọng mới…
- Sử dụng nitrate và nitrite cho heo nái mang thai: Khả năng ứng dụng và những điều thận trọng
- Vì sao Trung Quốc mở cửa biên giới, giá trâu, bò ở Nghệ An vẫn ‘chạm đáy’?
- Giá trứng tại Nhật Bản tăng kỷ lục khi dịch cúm gia cầm lây lan nhanh
- HanoGroup & Phavico: Hợp lực vươn xa
- Ấn Độ: Xuất khẩu gạo tăng mạnh bất chấp chính sách kìm hãm xuất khẩu
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Lâm Đồng: Cả tỉnh có 423 trang trại chăn nuôi quy mô lớn
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất