Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 4,55 triệu tấn, trị giá trên 1,61 tỷ USD, giá trung bình 353 USD/tấn, giảm 14,4% về lượng, nhưng tăng 12,7% kim ngạch và tăng 31,6% về giá so với 6 tháng năm 2021.
- Vành đai ngô của Hoa Kỳ đang bị đe dọa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2,62 tỷ USD
- Ảnh hưởng của việc thay thế ngô bằng gạo lức đến tăng trưởng, tiêu hóa của heo cai sữa
Trong đó, riêng tháng 6/2022 đạt trên 1 triệu tấn, tương đương 384,13 triệu USD, giá trung bình 383,8 USD/tấn, giảm 2,4% về lượng, giảm 0,4% kim ngạch nhưng giá tăng 2,1% so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 thì tăng 16,4% về lượng, tăng 47,7% về kim ngạch và tăng 26,9% về giá.
Achentina là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022, chiếm 61,4% trong tổng lượng và chiếm 62,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 2,79 triệu tấn, tương đương trên 1 tỷ USD, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2021, với mức tăng tương ứng 26,8%, 57,6% và 24,4%; riêng tháng 6/2022 đạt 863.930 tấn, tương đương 331,88 triệu USD, giá 384,2 USD/tấn, tăng 17,8% về lượng và tăng 23,6% kim ngạch so với tháng 5/2022, giá tăng 4,9%; so với tháng 6/2021 thì tăng mạnh 65% về lượng, tăng 105,4% về kim ngạch và giá tăng 24,4%.
Nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 632.095 tấn, tương đương 206,45 triệu USD, giá 326,6 USD/tấn, chiếm 13,9% trong tổng lượng và chiếm 12,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 22,7% về lượng, giảm 8% về kim ngạch nhưng giá tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil 6 tháng đầu năm 2022 đạt 346.117 tấn, tương đương 112,95 triệu USD, giá 326,3 USD/tấn, chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 74,6% về lượng, giảm 62,4% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 48% so với 6 tháng năm 2021.
Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2022
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/7/2022 của TCHQ)
THUỶ CHUNG
Nguồn: Vinanet
- nhâp khẩu ngô li> ul>
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
- Pháp đứng trước nguy cơ thiếu thịt bò do nguồn cung khan hiếm
Tin mới nhất
T5,18/08/2022
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
- Pháp đứng trước nguy cơ thiếu thịt bò do nguồn cung khan hiếm
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất