Trang trại nuôi chồn hương của CCB Cao Thành Công, Chủ tịch Hội CCB phường Hòa Xuân Tây (TX Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) chỉ có 300m2, nhưng mang về lợi nhuận cao.
Mô hình nuôi chồn hương của CCB Cao Thành Công, Chủ tịch Hội CCB phường Hòa Xuân Tây (TX Đông Hòa) cho lợi nhuận cao. Ảnh: MẠNH HOÀI NAM
Rời quân ngũ trở về cuộc sống đời thường, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, CCB Cao Thành Công đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Chồn hương rất dễ nuôi
Trước đây, anh cùng đoàn thanh niên trong phường chung vốn nuôi cá, nuôi chình để phát triển kinh tế gia đình nhưng hiệu quả không cao. Sau khi được Hội CCB TX Đông Hòa cho đi tham quan, học hỏi các mô hình ngoài tỉnh, đồng thời được hỗ trợ nguồn vốn vay, anh Công đã mạnh dạn đầu tư nuôi chồn hương. CCB Cao Thành Công chia sẻ: Mới đầu tôi đầu tư 100 triệu tiền giống, hiện giờ giá trị chồn sinh sản và chồn thương phẩm cũng tầm 400-500 triệu đồng.
Ban đầu, công việc nuôi chồn gặp nhiều khó khăn do anh Công thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu tập tính sống của loài chồn. Vì vậy, anh tự nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức trên internet, học kỹ thuật chăm sóc từ những người nuôi trước rồi rà soát lại quy trình nuôi của mình để thay đổi cách chăm sóc phù hợp. Sau 2 năm, anh Công đã gây dựng thành công trang trại chồn hương với các nhóm chồn thịt, chồn sinh sản, chồn con, với tổng đàn trên 40 con.
Anh Công cho hay, chồn hương rất dễ nuôi. Thức ăn của chồn chủ yếu là chuối chín, các loại hoa trái ngọt và cá rô phi, cua… Chồn rất dữ, nếu nuôi nhốt chung chúng thường cắn nhau nên phải thiết kế những ô lồng nhỏ để nuôi mỗi con một ô, kích thước chuồng nuôi khoảng 1m2/con. Đặc biệt, chồn nuôi 8 tháng là bắt đầu sinh sản, con cái bỏ ăn, hay kêu như gà kêu ổ là động đực.
“Nuôi chồn sinh sản, có khâu đặc biệt là rất khó tìm con đực giống giao phối. Theo kinh nghiệm, 100 con đực thì chọn được 2 con nhảy (phối giống) đậu, số còn lại không đạt nên bán thịt. Vì vậy, giá con đực phối giống hiện nay đến 50 triệu đồng/con. Chồn đực nặng chưa được 5kg nhưng giá trị hơn con bò đực lai cao to nặng gần nửa tấn”, anh Công nói.
Anh Công còn tiết lộ: Nếu chăm sóc đúng cách, một con chồn mẹ, mỗi năm sinh sản từ 2-3 lứa, mỗi lứa 2-6 con. Chồn hương con nuôi khoảng 2-4 tháng có thể bán giống với giá từ 10-11 triệu đồng/cặp và bán giống đẻ sẽ cao hơn, 20 triệu đồng/cặp.
Nhân rộng mô hình
Khi chồn mẹ sinh sản thì người nuôi đến kiểm lâm để khai báo giống như đăng ký “giấy khai sinh”. Cứ 6 tháng, cán bộ kiểm lâm đến kiểm tra chuồng nuôi và số lượng chồn con. Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, anh Công cho biết sẽ mở rộng trang trại và tiếp tục cung cấp con giống cho bà con có nhu cầu chăn nuôi để phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Vĩnh Lanh, Chủ tịch Hội CCB TX Đông Hòa cho hay: Nuôi chồn của CCB Cao Thành Công là một mô hình mới. Đối với cương vị Chủ tịch CCB phường, anh Công đã chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình hay, nhiều cách làm sáng tạo, cùng giúp hội viên CCB vươn lên thoát nghèo. Gần đây, Hội CCB tỉnh tổ chức hội viên CCB tham quan, học hỏi, nhân rộng mô hình nuôi chồn hương này.
Đại tá Phan Tấn Ô, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết: Chồn hương có giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều vật nuôi khác, đặc biệt là với nhu cầu ngày càng lớn từ các quán ăn và nhà hàng, do đó đầu ra cho chồn thịt và chồn giống rất thuận lợi. Mô hình nuôi chồn hương của anh Công không chỉ tốn ít không gian mà còn mang lại lợi nhuận hấp dẫn, phù hợp để phát triển kinh tế. Hội CCB đang tích cực vận động để mở rộng mô hình này cho hội viên.
Ông Nguyễn Vĩnh Lanh, Chủ tịch Hội CCB TX Đông Hòa: Nuôi chồn hương của CCB Cao Thành Công là một mô hình mới. Gần đây, Hội CCB tỉnh tổ chức hội viên CCB tham quan, học hỏi, nhân rộng mô hình nuôi chồn hương này.
MẠNH HOÀI NAM
Nguồn: Báo Phú Yên
- chăn nuôi chồn hương li>
- chồn hương li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất