Với mô hình lồng trên hồ, cá trê sẽ tiêu thụ thức ăn thừa, chất thải của chồn hương nên giảm được chi phí thức ăn, lại đảm bảo chuồng luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Hồ nuôi ốc bươu đen trong gia trại chăn nuôi kết hợp của ông Lê Văn Son. Ảnh: V.Đ.T.
Xuất phát từ công việc thiết kế, thi công chuồng nuôi chồn hương cho các trang trại các tỉnh phía Nam, ông Lê Văn Son ở khu phố 1, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định đã vô tình hiểu rất kỹ về quy trình, kỹ thuật nuôi loài đặc sản này sau những lần trò chuyện với chủ nuôi.
Đầu năm 2020, khi xấp xỉ tuổi 60, sức khỏe không còn cho phép ông Son tiếp tục gắn bó với nghề thợ sắt nơi đất khách quê người, ông quyết định về quê Bình Định xây dựng gia trại nuôi chồn hương để thỏa lòng ao ước bây lâu nay.
Nhờ sở hữu vườn khu vườn rộng 4.000m2 nằm cạnh con sông Đào, ông Son bỏ ra 200 triệu đồng thuê cải tạo, san lấp mặt bằng để hình thành gia trại chăn nuôi. Lấy ngắn nuôi dài, ông Son đào 10 cái hồ, mỗi hồ rộng 3m, sâu 0,7m dài 42m, dưới đáy hồ được lót bạt để nuôi ốc bươu đen.
Trước khi tiến hành nuôi chồn hương, ông Son thả nuôi trước 100kg ốc bươu đen đã nở và 100.000 con cá trê giống trong 9 hồ nuôi. Hồ còn lại ông Son dựng nhà lồng nổi trên mặt nước để nuôi chồn hương. Với mô hình lồng trên hồ này, cá trê sẽ tiêu thụ thức ăn thừa, chất thải của chồn hương thải xuống, nên giảm được chi phí thức ăn, lại đảm bảo chuồng chồn hương luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Cặp chồn hương đã trưởng thành của ông Lê Văn Son. Ảnh: V.Đ.T.
Đầu tháng 1/2022, Chi cục Kiểm lâm Bình Định cấp cho ông Son giấy chứng nhận mã số cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục II, III CITES để nuôi 10 cá thể cầy hương (chồn hương) với mục đích thương mại trong nước.
Vậy là ông Son đầu tư 190 triệu đồng mua 10 cá thể chồn hương trưởng thành từ 20-22 tháng tuổi gồm 2 cá thể đực và 8 cá thể cái từ cơ sở gây nuôi hợp pháp ở An Lão về nhân đàn.
Trên hồ thứ 10 để dành nuôi chồn hương, ông Son xây dựng 2 nhà lồng nổi trên trụ bê tông, mỗi nhà lồng rộng 60m2 được bố trí 20 chuồng nuôi chồn hương tùy theo từng độ tuổi. Nhờ thiết kế chuồng nuôi phù hợp cộng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nhân giống chồn hương được tích lũy từ các trang trại ở miền Nam, nên chỉ sau 3 tháng nuôi, ông Son đã có thêm 37 cá thể chồn con ra đời.
Ngay trong năm đầu tiên khởi nghiệp, ông Son đã xuất bán được 26 cá thể chồn giống, thu về trên 150 triệu đồng. Tổng đàn chồn hương của ông Son tiếp tục được duy trì cho đến nay là 42 con. Ngoài thu nhập từ chồn hương, ông Son còn có thêm nguồn thu từ bán 3 tấn ốc bươu đen, 25kg trứng ốc giống, 300kg cá trê thịt được thêm 80 triệu đồng.
“Bên cạnh đảm bảo cho đàn chồn ăn no, đầy đủ chất, giữ vệ sinh môi trường chuồng và máng nước thật tốt, tôi còn tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chồn hương đầy đủ. Nhờ đó mà đàn chồn ít bị bệnh, sinh trưởng ổn định”, ông Son chia sẻ.
Những con chồn hương còn nhỏ được nuôi riêng trong 1 ô lồng. Ảnh: V.Đ.T.
Theo ông Son, chồn mẹ mỗi năm đẻ từ 1-3 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con. Sau 60 ngày tuổi, chồn con được tách đàn, tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi cứng cáp xuất bán. Hiện chồn hương giống mới tách mẹ có giá bán 9 triệu đồng/cặp, chồn chuẩn bị sinh sản giá 40 triệu đồng/cặp.
Theo ông Son, để nuôi chồn hương đạt kết quả cao nhất, ngoài nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc, khâu lựa chọn con giống là quan trọng hàng đầu. Theo đó, con giống khỏe mạnh thường có đôi mắt sáng, tròn, mở to. Giống đực nên chọn con đầu to, mặt to, các chi vạm vỡ. Con cái phải chọn con có thân hình thon dài, 2 hàng vú phải đều, không bị lép. Khi chọn giống phải tránh mua giống cận huyết thống, nếu không sẽ cầm chắc thất bại.
Ông Ngô Văn Trung, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bồng Sơn chia sẻ, mô hình chăn nuôi kết hợp 3 loại đặc sản của ông Son rất mới lạ so với người dân địa phương. Từ việc xây dựng chuồng trại bài bản, chọn môi trường nuôi thông thoáng, thuận lợi, kết hợp phương pháp nuôi cộng sinh giúp cho các vật nuôi cùng phát triển tốt. Sự thành công của mô hình chăn nuôi kết hợp của ông Son giúp kích thích sự sáng tạo của nông dân địa phương trong chuyện làm ăn để tăng thu nhập cho gia đình.
Dương Lam
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi chồn hương li> ul>
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Gia Lai: Công ty CF Gia Lai thuê 106.000 m2 đất để nuôi heo
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất