Mặc dù mô hình nuôi chồn mới được khởi đầu nhưng thành công của ông Lê Hồng Cường (52 tuổi, trú thôn Vĩnh Phong, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người học hỏi, nhân rộng.
- Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen
- Quảng Ngãi: Thành công với mô hình nuôi chồn hương
- Nuôi chồn hương, tiền thu được gấp hơn 10 lần chi phí bỏ ra
- Nam Định: Nuôi chồn hương đạt hiệu quả kinh tế cao tại Yên Phương
Sau nhiều năm buôn cá, nuôi gà vất vả nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu nên ông Lê Hồng Cường (52 tuổi, trú thôn Vĩnh Phong, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) quyết định táo bạo với nghề nuôi chồn.
Ông Cường kể, sống ở vùng xã bãi ngang gia đình ông nhiều năm theo nghề buôn cá rồi chăn nuôi lợn, gà nhưng kinh tế gia đình vẫn không mấy khá giả. Bao đêm trằn trọc suy nghĩ phải kiếm nghề gì đó nhẹ nhàng phù hợp với tuổi ngày càng cao mà lại có thu nhập ổn định hơn, ông Cường tự tìm hiểu rồi quyết định thử sức với nghề nuôi chồn thương phẩm.
Bởi ông cho rằng, đây là một nghề mới mẻ, nhu cầu thị trường cao nên đi tiên phong hẳn sẽ thành công.
Giữa năm 2021, sau khi tìm hiểu trên mạng về cách làm chuồng và hoàn thành các thủ tục, giấy phép theo quy định, ông Cường lặn lội vào miền Nam mua 4 cặp chồn giống.
Sau khi nuôi thử ít tháng, nhận thấy chồn dễ nuôi, ăn ít mà nguồn thức ăn dễ kiếm, chủ yếu là cá, chuối chín, đầu gà với bình quân mỗi ngày một con chồn ăn hết từ 3.000 – 4.000 đồng trong khí giá bán cao nên ông Cường đã quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây chuồng quy mô hơn 100 ô và mua thêm chồn giống về nhiều hơn.
Những con chồn lớn đạt trọng lượng từ 6-8kg nhưng ông Cường không bán chồn thịt mà nuôi bán chồn giống. Ảnh: Trần Tuấn.
Từ 8 con chồn giống ban đầu, hiện nay ông Cường đã nhân đàn chồn lên hơn 100 con, trong đó có khoảng 30 con chồn mẹ đã sinh sản.
Theo ông Cường, chồn cái mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3 – 4 con. Chồn con ông nuôi khoảng 3 tháng là có thể xuất bán chồn giống với giá từ 5 – 6 triệu đồng/con.
Chồn con là chồn cái, sau khoảng 10 tháng nuôi thì trưởng thành đến tuổi sinh sản.
Chuồng nuôi chồn được làm thép thành những ô kín liền nhau, mỗi ô thường nuôi 1 con. Ảnh: Trần Tuấn.
Sau hơn 1 năm nuôi chồn, dù nhu cầu thị trường về chồn thịt rất lớn với giá 2 triệu đồng/kg nhưng ông Cường không bán chồn thịt do có 5 hộ dân trong xã đặt hàng chồn giống của ông để học tập mô hình nuôi chồn từ ông.
“Giá chồn giống cao nên tôi ưu tiên bán con giống để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều nhà hàng đặt hàng để mua chồn về làm thực phẩm bán cho khách nhưng tôi chưa có để cung cấp cho họ. Sau này khi nhu cầu chồn giống giảm tôi sẽ bán chồn thịt cho các nhà hàng” – ông Cường chia sẻ.
Theo ông Cường, dù bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến nay lợi nhuận từ việc bán chồn đã giúp ông hoàn thành thu hồi vốn đầu tư. Trong khi trong chuồng ông còn sở hữu hơn 100 con chồn có giá trị hàng trăm triệu đồng.
Ông Hoàng Hải Đường – Phó chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho rằng mô hình nuôi chồn của gia đình ông Cường dù mới khởi đầu nhưng đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Từ hiệu quả của mô hình nuôi chồn này, chúng tôi rất ủng hộ bà con trong xã học tập để nhân rộng nhằm mang lại hiệu quả cao cho kinh tế gia đình, từ đó góp phần đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển”, ông Đường nói.
TRẦN TUẤN
Nguồn: Lao Động
- chăn nuôi chồn hương li>
- nuôi chồn sinh sản li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Chăn nuôi đặc sản bản địa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Chăn nuôi đặc sản bản địa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Thu mua chôn thịt kg?
Tôi muốn xin địa chỉ và số điện thoại của chú Cường để học hỏi kinh nghiệm và mua giống chồn nuôi.