Mô hình nuôi gà sao đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Mô hình chăn nuôi gà sao của ông Phạm Văn Đen, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Hiệu quả cao
Sau nhiều lần thất bại trong đầu tư chăn nuôi, năm 2022, ông Phạm Văn Đen, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã nuôi thử nghiệm giống gà sao vốn có nguồn gốc từ gà rừng tại Quảng Ngãi. Sau hơn 4 tháng nuôi, gà sao nhanh lớn, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 97%, phù hợp với môi trường sống ở địa phương. Nhận thấy gà sao dễ nuôi, nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất tốt, ông Đen đã đầu tư mở rộng quy mô nuôi gà sao xung quanh nhà với diện tích trên 100m2, gồm 3 chuồng, số lượng khoảng 1.000 con/năm. Hiện đàn gà đang phát triển tốt, gần đạt kích cỡ thương phẩm.
Ông Đen cho biết: “Qua nhiều năm chăn nuôi gà sao theo hướng an toàn sinh học bằng đệm lót sinh học như trấu, rơm, tôi thấy gà có sức đề kháng cao. Giống gà này có thể nuôi theo hình thức thả vườn, nuôi bán chăn thả hoặc nuôi nhốt đều được. Thức ăn của gà sao rất đa dạng, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, lúa, cám, bắp hoặc các loại rau xanh… Trung bình 100 con gà sẽ ăn khoảng 12 bao thức ăn cho tới khi đạt khối lượng (giá thức ăn là 360.000 đồng/bao). Ngoài ra, nuôi gà sao tỷ lệ hao hụt thấp, nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về con giống”.
Trong quá trình nuôi ông luôn tuân thủ rất nghiêm về tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại để hạn chế dịch bệnh. Đặc tính của loài gà này là bay xa, chạy nhảy thường xuyên nên thịt săn chắc và thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Sau khoảng 3 tháng thả nuôi, trọng lượng bình quân đạt từ 1,2kg đến 1,5kg/con. Hiện giá bán gà sao ra thị thường dao động từ 105.000-110.000 đồng/con, mang về lợi nhuận khoảng 20.000 đồng/con. Mỗi lần nuôi khoảng 400 con trong thời gian hơn 2 tháng thu nhập dao động từ 4-5 triệu đồng.
Chia sẻ về dự định sắp tới, ông Đen cho biết, hiện gia đình sẽ tiếp tục tận dụng diện tích xung quanh vườn để nuôi gà sao, dự kiến trong năm nay gia đình sẽ đầu tư mở rộng thêm chuồng trại với quy mô chăn nuôi khoảng 5 chuồng. Ông Đen mong muốn địa phương quan tâm tạo điều kiện để gia gia đình tiếp cận các nguồn vốn vay nhằm đầu tư phát triển trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi.
Tương tự, ông Lê Quốc Hưng, ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Giống gà sao này tuy dễ nuôi nhưng cũng nên quan tâm đến vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là trong mùa mưa gió như hiện nay đàn gà dễ bị nhiễm bệnh dẫn đến số lượng hao hụt. Gia đình tôi có 7 chuồng được lót bằng trấu và bón men balasa, với số lượng dao động mỗi lần nuôi là từ 1.000-2.000 con, hiện đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt. Với giá bán hiện nay, sau khi trừ đi chi phí đầu tư như con giống, thức ăn, tiêm phòng,… lợi nhuận thu về đạt khoảng 30 triệu đồng/1 lần nuôi (khoảng 75 ngày).
Cần đảm bảo đầu ra
Hiện nay, tính riêng trên địa bàn huyện Vị Thủy đã có khoảng 26 hộ nuôi gà sao thương phẩm. Bước đầu cho thấy các hộ dân đã tích cực chuyển đổi vật nuôi, lựa chọn đối tượng mới phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và có giá trị kinh tế cao. Mô hình được thành lập từ năm 2018, tính đến nay đã mang về nguồn lợi nhuận cao cho bà con chăn nuôi. Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy cũng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ bà con như cung cấp con giống chất lượng, liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bao tiêu cho bà con, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định.
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Phát, ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, với quy mô gần 7.000 con/lứa nuôi, việc ổn định và có bao tiêu đầu ra trở thành một vấn đề quan trọng để bà con yên tâm chăn nuôi dài hạn. HTX đã ký hợp đồng với nhà hàng Lúa Đất ở Cần Thơ, mỗi tháng sẽ giao 1.500 con với giá niêm yết là 103.000 đồng/con (từ 1kg trở lên). Nhờ đó mà đời sống của bà con chăn nuôi được đảm bảo ổn định hơn.
Với hiệu quả mà mô hình đã mang lại cho bà con, Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với phòng chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm kiếm và liên kết nơi tiêu thụ để mở rộng đầu ra, tăng cường biện pháp giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
MAI THANH
Nguồn: Báo Hậu Giang
- nuôi gà sao li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất