PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa - Tổng Thư ký AVS: Hy vọng AVS2023 sẽ hội đủ anh tài và tạo thêm nhiều kỳ tích cho AVS - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa – Tổng Thư ký AVS: Hy vọng AVS2023 sẽ hội đủ anh tài và tạo thêm nhiều kỳ tích cho AVS

    [Chăn nuôi Việt Nam] – Là người khởi xướng Hội nghị Khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc (National Conference on Animal and Veterinary Sciences, AVS) từ năm 2015 và luôn theo sát để hỗ trợ các kỳ Hội nghị, PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa – Cố vấn cao cấp Trường Đại học Lâm nghiệp, phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai, Chi hội trưởng Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ (Hội Chăn nuôi Việt Nam), Tổng Thư ký AVS có đôi điều chia sẻ với Ban truyền thông AVS2023.

    PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa – Tổng Thư kí AVS 

     

    PGS có những đánh giá gì về AVS sau 8 năm ra đời và phát triển?

     

    Chăn nuôi và Thú y là hai lĩnh vực vốn dĩ không thể tách rời. Tuy vậy trước 2015 có ít sự kiện/hội nghị về Chăn nuôi và Thú y được tổ chức chung (thường thì thiên về một lĩnh vực hoặc theo hướng chuyên đề). Trong bối cảnh chăn nuôi có những bước phát triển vượt bậc, đặt ra nhiều hoài bão và thách thức – AVS2015 được ra đời với mong muốn gắn kết nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà nông trên một chiến thuyền “Chuỗi giá trị ngành hàng Chăn nuôi”, cùng chung tay, góp sức xây dựng ngành Chăn nuôi và Thú y ngày càng vững mạnh và toàn diện.

     

    Từ phiên bản sơ khai ban đầu đã được đông đảo người trong và ngoài ngành hưởng ứng, đến nay cứ mỗi kỳ tiếp theo thì AVS lại được tổ chức lớn hơn, chất lượng hơn, đa lĩnh vực hơn và đa thành phần hơn, từ trong đến ngoài ngành, từ trong đến ngoài nước.

     

    Các chủ đề từ khoa học cơ bản đến ứng dụng có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và thú y cũng được mở rộng dần trên các diễn đàn. Các tham luận về giải pháp phát triển, định hướng chiến lược, cơ chế quản lý cũng được bàn thảo và cởi mở hơn thông qua cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và Anh. Mỗi AVS có một nét đặc sắc riêng. Theo thời gian, AVS đã khẳng định được thương hiệu của chính mình và cũng là ngày hội dành cho những ai yêu mến, quan tâm đến ngành Chăn nuôi và Thú y trong và ngoài nước.

     

    Chăn nuôi luôn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng sâu sắc như hiện nay – khi mà các sản phẩm chăn nuôi chủ lực đều rớt giá, năng lực sản xuất dần kiệt quệ, – thì AVS2023 được tổ chức lại càng có ý nghĩa hơn, giúp cho các ngành/lĩnh vực tham gia trực/gián tiếp chuỗi giá trị có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn, cùng tìm kiếm giải pháp phát triển bền vững hơn, hướng đến hội nhập quốc tế trong tương lai.

     

    PGS có kỳ vọng gì ở AVS2023 được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

     

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam là anh cả của ngành Chăn nuôi & Thú y về đào tạo với cơ sở vật chất hiện đại nhất ở Việt Nam. Ngoài ra vị thế và vị trí địa lý cũng giúp Học viện tiếp cận nhanh với nhiều thông tin, tri thức, mối quan hệ,… xây dựng được nhiều chương trình, dự án, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành Chăn nuôi & Thú y nói riêng và Nông nghiệp Việt nam nói chung trong nhiều thập kỷ qua.

     

    Với bề dày kinh nghiệm tổ chức, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, lực lượng sinh viên hùng hậu, cơ sở vật chất khang trang, đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ tổ chức được một kỳ AVS2023 thật hoành tráng, có chiều sâu và toàn diện, đạt được những giá trị thực từ vi mô đến vĩ mô trong quản lý, khoa học và thực tiễn sản xuất.

    Chủ đề của Hội nghị lần này là “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số”, đòi hỏi sự tích hợp của nhiều mô hình vận hành, công nghệ và tri thức khoa học – vốn dĩ không có giới hạn. Chuỗi giá trị/tuần hoàn lại cần nhiều sự hiểu biết hơn – từ công nghệ, quy trình đến truyền thông, quản trị, thương mại. Vì vậy, Ban Tổ chức kỳ vọng tất cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài ngành có quan tâm sẽ dành thời gian quý báu để tham dự và đóng góp ý/sáng kiến quý giá, giúp Hội nghị AVS2023 được tổ chức trọng thị, chu đáo và thành công; làm động lực cho ngành Chăn nuôi có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua cơn bĩ cực, sớm hội nhập và phát triển bền vững.

     

    Hy vọng AVS2023 sẽ hội đủ anh tài và tạo thêm nhiều kỳ tích cho AVS!

     

    Trân trọng cảm ơn PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa về cuộc trò chuyện này.

     

    H.N thực hiện

     

    Các kỳ AVS đã qua

     

    AVS2015 (Lần I) được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ từ 28-29/4/2015

     

    AVS2017 (Lần II) được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ từ 11-12/3/2017

     

    AVS2019 (Lần III) được tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM từ 4-6/9/2019

     

    AVS2021 (Lần IV) được tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm Huế từ 27-29/4/2022 (lùi 1 năm do Covid)       

     

    AVS2023 (Lần V) được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ 5-7/10/2023

     

    AVS2025 (Lần VI) dự kiến được tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

     

    AVS2027 (Lần VII) dự kiến được tổ chức tại Trường Đại học Tây Nguyên

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.