Liên tục trong những ngày qua, giá lợn tại nhiều địa phương đã tăng lên chóng mặt, đạt mức bình quân từ 47.000 đồng/kg trở lên, cá biệt có nơi đã lên đến 52.000-53.000 đồng/kg. Đây được cho là điều bất thường, bởi giá tăng trong thời gian ngắn, trong khi chúng ta không xuất đi Trung Quốc 1kg lợn nào.
Để làm rõ những bất thường này, PV Dân Việt đã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
Ông có thể cho biết, vì sao giá lợn lại liên tục tăng trong thời gian ngắn và ở mức cao như hiện nay?
– Có thể thấy, đây là kết quả của quá trình điều hành giảm cung- tăng cầu mà ngành chăn nuôi đã thực hiện từ 15 tháng qua và đến tháng 4 vừa rồi, đã bắt đầu phát huy tác dụng. Đó là việc chúng tôi chủ trương giảm đàn nái xuống, từ 4,3 triệu con còn 3,9 triệu con như hiện nay. Đây là dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, theo ghi nhận hiện dân cũng không còn nhiều lợn, nên có vẻ như chỉ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI như công ty C.P được hưởng lợi?
– Đúng là trong việc giảm đàn nái vừa quá, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới trụ được, còn các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ không thể trụ được. Vì thế, đợt tăng giá này, nông dân là người chịu thiệt, còn các công ty lớn thì họ trường vốn, trụ được nên họ có lời hơn, các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài cũng thì càng được hưởng lợi lớn hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, đợt tăng giá này là do C.P thao túng giá nhằm đẩy lợn con ra ngoài thị trường để hưởng lợi. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
-Tôi phải khẳng định, C.P không thể thao túng giá, thậm chí chúng tôi còn đang yêu cầu các doanh nghiệp lớn như Dabaco, Masan, C.P phải neo giá lợn xuống, trong đó C.P đang làm rất tốt điều này. Thực tế, theo tính toán của chúng tôi, nên duy trì giá lợn ở khung giá 40.000-45.000 đồng/kg là hợp lý để đảm bảo chăn nuôi bền vững, bởi nếu để giá tăng quá cao sẽ dẫn đến 2 nguy cơ: Phá vỡ thị trường và tác động đến người tiêu dùng, trong khi nếu duy trì giá 40.000-45.000 đồng/kg, thì họ vẫn chấp nhận được do hơn 1 năm qua đã được ăn thịt lợn giá rẻ rồi.
Dù giá lợn tăng, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi đã không còn lợn. Đối tượng được hưởng lợi lớn nhất đợt này là những công ty lớn, đặc biệt là C.P.
Như ông nói, C.P đang làm rất tốt việc neo giá. Vậy ông có nắm được giá lợn hơi họ xuất ra hiện nay là bao nhiêu?
-Theo thông tin chúng tôi nắm được, giá lợn hơi của C.P xuất ra luôn thấp hơn thị trường 1 giá, hiện là 46.000 đồng/kg, chính vì thế nhiều thương lái đã mua lợn của C.P rồi bán ngay ra thị trường với giá 49.000 đồng/kg.
Việc giảm giá này của họ chúng tôi cũng chỉ khuyên, chứ không thể bắt buộc được.
Nông dân hiện đang rất hoang mang và lúng túng, vì không biết giá lợn tăng lần này có gì bất thường. Ông có lời khuyên gì với nông dân?.
-Trước tiên, tôi cho rằng bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, bản thân chúng tôi cũng đang tiến hành các giải pháp để kéo giá lợn xuống ở mức ổn định, bởi nếu giá tiếp tục tăng sẽ xảy ra nguy cơ lợn từ các nước xung quanh sẽ thẩm lậu về nước ta, đặc biệt là Thái Lan (hiện giá 42.000 đồng/kg), Trung Quốc (đang có giá 43.000 đồng/kg); đó là chưa kể lợn đông lạnh có thể được nhập khẩu về từ Mỹ, Braxin…
Bên cạnh đó, nếu bà con ồ ạt vào đàn, thì ít nhất phải sau 5 tháng nữa mới có lợn xuất chuồng, đến khi đó ai dám đảm bảo giá lợn còn duy trì ở mức trên 50.000 đồng/kg. Cho nên, nếu vào đàn ào ào lúc này là chết.
Với những bà con đang có lợn trong chuồng, thì cần phải làm gì, thưa ông?
– Đối với những con lợn đã đến kỳ xuất chuồng (đạt trọng lượng 120-130kg/con), chúng tôi khuyên bà con cần bán ngay không nên nuôi thêm, vì càng nuôi thêm sẽ càng tốn. Chưa kể, tới đây khi thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng thịt lợn giảm, có thể sẽ kéo giá giảm.
Mặt khác, với những đàn lợn chuẩn bị được xuất chuồng, bà con cần tăng cường chăm sóc, vỗ béo để nhanh chóng bán lợn ra.
Đàn lợn nái trong dân đang giảm mạnh, trong khi của C.P và các công ty chăn nuôi lớn vẫn duy trì ổn định. Như vậy, rất nhiều hộ dân đã bị loại ra khỏi cuộc chơi lần này. Nguy cơ giá thực phẩm bị các công ty lớn, trong đó có C.P thao túng trong thời gian tới đang hiện hữu hơn bao giờ hết.
Vậy trên thực tế, Cục Chăn nuôi có nắm được tổng đàn lợn trong nước hiện còn bao nhiêu con?
– Chúng tôi không có số liệu cụ thể. Song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì trong 4 tháng đầu năm nay, tổng đàn lợn cả nước giảm 6,25%; sản lượng thịt giảm 1,2%. Thực tế, giảm như vậy là không nhiều và nguồn cung lợn trong chuồng hiện vẫn còn dồi dào.
Theo nhiều số liệu thống kê khác nhau, hiện C.P đang có tổng đầu lợn khá lớn, đủ để chi phối thị trường. Trong khi đợt tăng giá lợn này không phải do lợn được xuất sang Trung Quốc. Vì thế không loại trừ yếu tố do C.P tác động, thao túng?
-Thực ra, bản chất là C.P đang muốn kéo giá lợn xuống để về ngưỡng ổn định, bền vững chứ họ cũng không dại gì để lập lại năm ngoái. Họ đã bị mất hơn 200 triệu USD (tương đương gần 5.000 tỷ đồng) do giá lợn giảm. Vì thế, việc đẩy giá lợn tăng lên lần này chính là thắng lợi trong công tác điều hành của chúng ta.
Xin cảm ơn ông!
Lê Hân
Nguồn: Dân Việt
“Tôi vào thăm C.P để bắt họ mở kho lợn”
Rất nhiều người dân bày tỏ ý kiến bức xúc về việc, trong lúc lợn tăng giá bất thường, nông dân hoang mang, lo lắng, nhưng ông với vai trò là Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phụ trách vấn đề này lại không đi thăm các trại lợn của nông dân, mà đi thăm một trại lợn lớn của C.P ở Đồng Nai ngày 26.5 vừa qua. Ông lý giải thế nào về điều này?
-Thực tế, đúng là tôi có vào thăm trại lợn của C.P ở Đồng Nai với mục đích là kiểm tra đàn lợn thực tế của họ để bắt họ mở kho, nhằm công khai nguồn cung đàn lợn chúng ta đang còn rất nhiều, không để thương lái lợi dụng tình hình làm loạn giá.
Trước đó, tôi cũng đã đi thăm trại lợn của dân ở Ngọc Lũ, Bình Lục (Hà Nam) để kiểm tra nguồn cung lợn, chứ không phải chỉ đi thăm mỗi công ty C.P. Điều này là bình thường thôi, nhưng có thể do báo chí không đưa tin, nên không biết tôi đi thăm.
- Nguyễn Xuân Dương li>
- thao túng giá lợn li>
- C.P li>
- cục chăn nuôi li>
- giá lợn tăng li>
- C.P Việt Nam li>
- Tập đoàn C.P li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T2,07/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất