Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và kéo dài đã tác động lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao khiến người chăn nuôi gặp khó.
Đặc biệt, việc xuất hiện và bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp, chính quyền và các hộ chăn nuôi Quảng Bình đã chủ động, nỗ lực phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Cán bộ thú y huyện Phù Cát tiêm vacine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò cho các hộ dân trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Tường Quân/TTXVN
Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho hay, từ ngày 1/1 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở 2 xã thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch, làm 20 con lợn mắc bệnh, phải tiêu hủy, với trọng lượng gần 1.800kg. Hiện, còn xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa) chưa qua 21 ngày. Từ ngày 31/1 – 11/2, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra ở địa bàn xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy) làm 4.100 con gà mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy…
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch; tổ chức phun tiêu độc khử trùng; tiêm phòng vaccine; tăng cường kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển qua lại trên địa bàn…
Cùng với đó, ý thức của người chăn nuôi trong phòng chống dịch bệnh cũng ngày càng nâng cao, đặc biệt là các gia trại, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở. Nhờ đó, các ổ dịch trên đàn vật nuôi đã kịp thời được kiểm soát, xử lý dứt điểm, hạn chế phát sinh lây lan.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình, quá trình triển khai phòng, chống dịch trên gia súc, gia cầm cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chăn nuôi trâu bò ở các địa phương chủ yếu nhỏ lẻ, theo hình thức chăn thả; tỷ lệ tiêm phòng các loại vaccine cho đàn gia súc, gia cầm trong năm 2021 đạt thấp (lở mồm long mống đạt 36,9% so với kế hoạch; tụ huyết trùng trâu bò đạt 54,6%; dịch tả lợn đạt 25,8%; cúm gia cầm đạt 8%; dại chó đạt 37,4%) nên chưa đạt miễn dịch bảo hộ theo quy định. Riêng với dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vaccine phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu; vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục chủ yếu là nhập khẩu, giá thành cao…
Mặc khác, kinh phí hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trong năm 2021 chưa có; hệ thống thú y cấp xã ở nhiều địa phương không còn nên việc giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh chậm, chưa kịp thời. Cùng với đó, việc quản lý hoạt động giết mổ ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ, nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn cố tình hoạt động gây khó khăn cho quá trình thực hiện, xử lý.
Dự báo nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm. Để chủ động kiểm soát, ứng phó với tình hình, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ông Đoàn Ngọc Lâm yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch cho vật nuôi.
Cụ thể, đối với ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Phú Thủy, các đơn vị liên quan cần tập trung hỗ trợ xã khống chế dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng; xử lý gia cầm mắc bệnh bảo đảm môi trường theo quy định; chỉ đạo các địa bàn lân cận tạm dừng các hoạt động mua bán vận chuyển từ xã Phú Thủy đi ra ngoài; khẩn trương tiêm phòng vaccine phòng dịch.
Đồng thời, tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về dịch cúm gia cầm; giám sát chặt chẽ các thành viên trong hộ chăn nuôi; công bố dịch trên diện hẹp để bảo đảm sản xuất, không ảnh hưởng các địa phương khác; tầm soát và tiêu trùng khử độc khu vực lân cận ổ dịch…
Các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tiêm phòng vaccine; tăng cường tuyên truyền triển khai tiêm vaccine gia súc, gia cầm trên diện rộng; hướng dẫn chăn nuôi bảo đảm vệ sinh phòng dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên địa bàn, nhất là các khu vực có nguy cơ; kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, giết mổ động vật; tổ chức tiêu hủy động vật chết theo quy định.
- phòng chống dịch bệnh li>
- dịch bệnh li>
- đảm bảo an toàn dịch bệnh li> ul>
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
Tin mới nhất
T3,14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất