[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dù đã có vắc xin thương mại cho bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF), các chuyên gia đều cho rằng cần có một chương trình tổng thể ở cấp khu vực cho vấn đề này.
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vắc xin ASF
Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy ra 1.538 ổ dịch, xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố làm 88.258 con lợn bị chết và tiêu hủy.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh này. Đặc biệt, tham mưu trình Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia phòng, chống ASF giai đoạn 2020-2025; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống ASF; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 6/11/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống ASF. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có ASF.
Đặc biệt, Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất, thương mại thành công 2 loại vaccine phòng ASF của Công ty NAVETCO và Công ty AVAC. Những vaccine này đang được sử dụng tại Việt Nam và xuất khẩu tại một số quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine ASF. Tại các địa phương đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt. Qua đó cho thấy, việc sử dụng vaccine phòng ASF là rất quan trọng và cần thiết.
“Cách đây khoảng 3 tuần, Philippines đã chính thức cho phép sử dụng vaccine ASF vào trong chiến lược phòng, chống bệnh này. Trước khi có quyết định này, cơ quan chức năng của Philippines cũng đã có những đánh giá rất thận trọng trong gần 2 năm mới quyết định cấp phép và cho phép sử dụng”, ông Long chia sẻ.
Qua đó cho thấy, vaccine ASF của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu về khoa học kỹ thuật; phù hợp với các quy định quốc tế về sản xuất vaccine, trong đó có quy định của Tổ chức Thú y Thế giới; quy định của nước nhập khẩu (Philippines).
Hiện, WOAH và FAO đang phối hợp với Việt Nam để tiến hành đánh giá việc sử dụng vaccine trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như các nước trong khu vực là Philippines. Hiện nay, trên thế giới ASF vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam Á có 9 quốc gia.
Cần sự chung tay của các bên
Cuối tháng 11/2024, tại “Hội thảo quốc tế về bệnh DTLCP trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 4” diễn ra trong 3 ngày (26-28/11), hội thảo này được Bộ NN&PTNT, Cục Thú y và Tổ chức Thú y thế giới đồng chủ trì.
Báo cáo tại hội thảo, đại diện các nước Đông Nam Á thông tin, tình hình ASF đang có diễn biến tương đối khác nhau tại các nước. Chẳng hạn, Lào trong suốt 2 năm qua không phát sinh ổ dịch nào, trong khi tại quốc gia có đàn lợn nhiều thứ 2 khu vực, sau Việt Nam là Philippines lại bùng phát dịch hồi quý III/2024, với 2.620 ổ dịch. Giới chức nước này thông tin, đợt cao điểm nhiễm ASF tại Philippines diễn ra vào tháng 8/2024, tỷ lệ lợn cho kết quả dương tính chiếm tới hơn 42%.
Những nguyên nhân được chuyên gia của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) chỉ ra đó là, sự không thống nhất về chính sách kiểm soát dịch bệnh động vật ở cấp trung ương và địa phương, cũng như việc chưa có một hệ thống cấp quốc gia về truy xuất nguồn gốc sản phẩm động vật.
Ông Karma Rinzin, Điều phối viên Sức khỏe động vật cấp khu vực (WOAH) nhận thấy, nhiều khu vực tại Đông Nam Á vẫn còn tỷ lệ lớn người dân chăn nuôi nông hộ. Điều này khiến công tác ứng phó với dịch bệnh, cũng như khả năng đáp ứng chăn nuôi an toàn sinh học bị cản trở. “Cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần có phương án tăng chăn nuôi quy mô trang trại. Đó cũng là cách để họ dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn lực từ các tổ chức quốc tế”, ông chia sẻ.
Nhất trí với đồng nghiệp, ông Ronello Abila, Đại diện WOAH khu vực Đông Nam Á thông tin, tổ chức này đang phối hợp các quốc gia trong khu vực xây dựng bộ hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học. Một trong những định hướng chính là quy hoạch chăn nuôi quy mô lớn vào các khu vực riêng, tránh xa khu dân cư. Ngoài ra, lợn được chia theo tuần tuổi, đánh số chi tiết. Mỗi khi phát hiện lợn có “biểu hiện bất thường” chủ trang trại cần lập tức tiến hành cách ly.
Đánh giá cao vaccine thương mại ASF do Việt Nam sản xuất, ông Abila đề nghị các nước tham khảo, thu thập thêm dữ liệu và tổ chức nhiều hơn những hội nghị chuyên sâu để đánh giá hiệu quả và tính an toàn. “ASF đã lan rộng gần như toàn khu vực Đông Nam Á. Nhưng 2 năm qua, dịch có dấu hiệu lắng xuống, số ca mắc cũng ít dần. Dù vậy, đây vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ tất cả các quốc gia trong khu vực”.
Các đại biểu cũng bàn thảo chiến lược về kiểm soát bệnh này cho đến năm 2030. Qua đây, các nước cũng sẽ nâng cao việc hợp tác, trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế trong kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi. Các đại biểu cũng đánh giá tiến triển phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là liên quan đến nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi củaViệt Nam và Philippines.
Bài học từ Thái Lan
Tại hội thảo, bà Arisara Choochern, Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan cho biết, nước này đã xây dựng 2 hệ thống giám sát nhằm tăng cường an toàn sinh học và bảo vệ sức khỏe động vật. Trong đó, hệ thống giám sát E-Smart, một nền tảng trực tuyến được triển khai từ năm 2013, đóng vai trò như trung tâm thông tin về sức khỏe động vật.
Năm 2023, Thái Lan đã triển khai giám sát 12 bệnh trên động vật tại các trang trại, lò giết mổ lớn và những tuyến đường vận chuyển chính. Các hoạt động trọng tâm bao gồm giám sát sự lan truyền của virus gây bệnh ASF, bệnh lở mồm long móng, đánh giá hiệu quả miễn dịch từ việc tiêm phòng vaccine, phân tích rủi ro một số bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và tử vong số lượng lớn, chẳng hạn bệnh bò điên.
“Hệ thống E-Smart cho phép người dân phản ánh các nguy cơ lây lan bệnh dịch, đồng thời nhận phản hồi từ chính chuyên gia, hoặc cán bộ thú y cơ sở sau khi khảo sát thực địa và cho biết thêm, dữ liệu thu thập từ hệ thống được xác minh chặt chẽ ở cả cấp tỉnh và khu vực, đảm bảo độ chính xác cao trong công tác giám sát”, bà Arisara Choochern cho biết thêm.
Từ năm 2022-2024, Thái Lan có tổng cộng 114 ổ dịch ASF bùng phát tại 35 tỉnh. Đến năm 2023 và 2024, dịch bùng phát lẻ tẻ tại nhiều điểm trên cả nước. Chính bởi điều này, nên ngoài triển khai hệ thống điện tử, Thái Lan còn tổ chức thực hiện sáng kiến là kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong bán kính 1km. Theo đó, hễ trang trại lợn nào phát hiện lợn chết bất thường hoặc có biểu hiện nhiễm bệnh thì sẽ thông báo vào đường dây nóng của hệ thống thú y. Trên cơ sở này, chính quyền cơ sở sẽ cùng phối hợp để thiết lập các biện pháp khẩn cấp tại khu vực.
“Những nỗ lực này giúp Thái Lan phát hiện sớm và quản lý hiệu quả các bệnh động vật, đồng thời củng cố an ninh sinh học quốc gia”, bà Arisara nhìn nhận. Chuyên gia lĩnh vực thú y cũng coi đây là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Thái Lan trong việc bảo vệ sức khỏe động vật, duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh lây lan.
Quỳnh Chi
Chúng ta sẽ cùng thảo luận để xây dựng, phát triển kế hoạch triển khai Chiến lược phòng, chống bệnh ASF tại khu vực Đông Nam Á và kêu gọi các bên liên quan sớm thống nhất những cấu phần cơ bản, mục tiêu của các chỉ số giám sát, đánh giá chất lượng kết quả khung chiến lược này.
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Sau khi sử dụng vaccine ASF, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt, qua đó cho thấy, việc sử dụng vaccine phòng bệnh là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y |
Tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại Việt Nam:
- Ngày 01/02/2019: Phát hiện ca nhiễm ASF đầu tiên.
- Năm 2019: >8.500 xã có ca mắc ASF tại 62/63 tỉnh, tiêu hủy 6 triệu con lợn.
- Năm 2020: 1.596 ổ dịch tại 50 tỉnh, tiêu hủy 86.462 con lợn.
- Năm 2021: 3.029 ổ dịch tại 59 tỉnh, tiêu hủy 279.910 con lợn.
- Năm 2022: 1.229 ổ dịch tại 53 tỉnh, tiêu hủy 59.000 con lợn.
- Năm 2023: 714 ổ dịch tại 45 tỉnh, tiêu hủy 34.551 con lợn.
- Năm 2024: Tính đến 10/11, có 486 ổ dịch tại 48 tỉnh, tiêu hủy 83.058 con lợn.
Các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát được áp dụng tại Việt Nam:
- Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.
- Tăng cường giám sát dịch bệnh.
- Nhanh chóng xử lý lợn bị nhiễm hoặc nghi nhiễm ASF.
- Kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn.
- Quản lý giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ lợn.
- Tăng cường vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi.
- Phát triển các vùng, trang trại và chuỗi sản xuất không có ASF.
- Tăng cường năng lực chẩn đoán và xét nghiệm.
- Nghiên cứu dịch tễ học ASF và vắc xin ASF.
- Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
- Hợp tác quốc tế.
- Chính sách hỗ trợ.
Nguồn: Cục Thú y
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
Tin mới nhất
CN,26/01/2025
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất