Đến thời điểm này dịch tả lợn châu Phi đã lan ra gần hết các xã, phường trên địa bàn tỉnh, với 12.578 hộ dân ở 834 thôn, khu của 153 xã, phường, thị trấn ở 14 huyện, thị xã, thành phố có lợn bị nhiễm dịch tả, trên 110.000 con lợn chết và buộc phải tiêu hủy, trọng lượng tiêu hủy là trên 5.300 tấn. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn trong thời gian tới, tình hình bệnh dịch có khả năng lây lan đến tất cả các xã chưa bị xâm nhiễm.
Cùng với bảo vệ đàn lợn chưa bị nhiễm bệnh, điều nhiều người chăn nuôi, người làm công tác chuyên môn lo lắng là làm thế nào để bảo vệ nguồn gen quý của đàn lợn Móng Cái trước cơn bão dịch tả châu Phi?
Di chuyển đàn lợn ra các đảo để “ngăn sông cách đò” với dịch tả hay thực hiện trữ tinh, phôi đông lạnh đợi bão dịch qua đi khôi phục lại đàn? Các phương án đều đã nghiên cứu, bàn thảo rất nhiều. Qua phân tích cân nhắc thì với gần 1.700 con lợn Móng Cái đang được nuôi ở các doanh nghiệp nếu di chuyển ra các đảo sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Bởi, lợn đang ở vùng an toàn dịch giờ di chuyển đi phải lên xe, xuống thuyền và trong quá trình này rất có khả năng bị xâm nhiễm bệnh tả.
Trên các đảo không đảm bảo tự cung, tự cấp được thức ăn cho đàn lợn đưa ra mà vẫn phải vận chuyển từ đất liền ra, đây cũng là một nguồn có khả năng gây lây lan dịch bệnh cho đàn lợn. Thêm nữa vì là đàn lợn giống nên sẽ phải sinh sôi trong khi điều kiện về chuồng trại, quy trình nuôi tại các đảo khó có thể đáp ứng được. Và ngay chính các cơ quan chuyên môn cũng không xác định được khi nào thì dịch mới chấm dứt, vậy nên đàn lợn sẽ phải nuôi trên các đảo bao lâu, xây dựng quy trình nuôi, chuồng trại như thế nào cho phù hợp?
Ngoài lo lắng về khả năng xâm nhiễm dịch bệnh lên đàn lợn dù đã được di chuyển ra các đảo để lánh nạn thì các chuyên gia cũng cho rằng tác động của việc di chuyển đàn lợn ra cũng rất lớn đối với các đảo. Vì các đảo đều đang có môi trường khá tốt, diện tích không phải đủ rộng lớn để lỡ xảy ra dịch có thể thực hiện tiêu hủy ngay tại đảo, nguy cơ ô nhiễm môi trường đối với các đảo cũng rất cao.
Làm thế nào để bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái đang có trước cơn bão của dịch tả, giữ nguồn gen quý cho phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề rất khó đối với ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong thời điểm hiện nay.
Theo đề xuất của ngành NN&PTNT thì phương án tốt nhất để bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái lúc này là thực hiện tốt “4 tại chỗ”, gồm: Thú y tại chỗ, an toàn sinh học, nuôi dưỡng và cách ly. Còn để giữ nguồn gen quý lợn Móng Cái cần thực hiện trữ tinh, phôi đông lạnh, thời gian phôi được lưu trữ đảm bảo trong vòng 3-4 năm, đây là giải pháp đang được đánh giá là tối ưu nhất trong bảo vệ nguồn gen.
Bảo vệ đàn lợn giống Móng Cái hay lợn của các hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh trước cơn bão dịch tả đang được các địa phương quyết liệt thực hiện, các giải pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đồng bộ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh. Và phương án “4 tại chỗ” sẽ tiếp tục được quán triệt sâu sát để phòng chống dịch trong thời điểm hiện nay.
Ngọc Lan
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- kỹ thuật nuôi lợn móng cái li>
- lợn móng cái li>
- giống lợn quý li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Vắc xin dịch tả lợn châu Phi thứ hai: Những kỳ vọng mới…
- Sử dụng nitrate và nitrite cho heo nái mang thai: Khả năng ứng dụng và những điều thận trọng
- Vì sao Trung Quốc mở cửa biên giới, giá trâu, bò ở Nghệ An vẫn ‘chạm đáy’?
- Giá trứng tại Nhật Bản tăng kỷ lục khi dịch cúm gia cầm lây lan nhanh
- HanoGroup & Phavico: Hợp lực vươn xa
- Ấn Độ: Xuất khẩu gạo tăng mạnh bất chấp chính sách kìm hãm xuất khẩu
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Lâm Đồng: Cả tỉnh có 423 trang trại chăn nuôi quy mô lớn
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
Tin mới nhất
T2,20/03/2023
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Vắc xin dịch tả lợn châu Phi thứ hai: Những kỳ vọng mới…
- Sử dụng nitrate và nitrite cho heo nái mang thai: Khả năng ứng dụng và những điều thận trọng
- Vì sao Trung Quốc mở cửa biên giới, giá trâu, bò ở Nghệ An vẫn ‘chạm đáy’?
- Giá trứng tại Nhật Bản tăng kỷ lục khi dịch cúm gia cầm lây lan nhanh
- HanoGroup & Phavico: Hợp lực vươn xa
- Ấn Độ: Xuất khẩu gạo tăng mạnh bất chấp chính sách kìm hãm xuất khẩu
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Lâm Đồng: Cả tỉnh có 423 trang trại chăn nuôi quy mô lớn
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Tôi muốn mua giống lợn Móng Cái, Quảng Ninh mong bạn tự vấn, Sđt 0782040005.
Tôi muốn mua giống lợn móng cái
tôi muốn mua con giống lợn móng cái