Đó là thông tin được ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đưa ra tại buổi xây dựng dự thảo nghị định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Dược, tổ chức chiều 9-11.
Theo đó, salbutamol sẽ được đưa vào dạng quản lý đặc biệt từ 1-1-2017 nhằm quản lý chặt chẽ, tránh sử dụng không đúng mục đích, lạm dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Việc đưa salbutamol vào kiểm soát đặc biệt để quản lý, tránh sự “chệch choạc” như đã từng xảy ra khi salbutamol là chất mà Bộ NN&PTNT cấm sử dụng, còn Bộ Y tế thì lại cho phép nhập để làm nguyên liệu sản xuất thuốc, dẫn đến việc một số doanh nghiệp lợi dụng việc được nhập làm nguyên liệu để bán ra ngoài, sử dụng sai mục đích khi dùng trong chăn nuôi. Việc này đã trở thành một trong tám điều mà mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở.
Cùng với đó, với những dự thảo về nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược sẽ có nhiều thay đổi trong việc quản lý thuốc.
Việc xuất nhập khẩu dược phẩm sẽ được làm chặt chẽ hơn, nhất là phải được thẩm định. Các doanh nghiệp phải xây dựng đề án đảm bảo được biện pháp an ninh từ quá trình nhập, giao nhận, cấp phát, đảm bảo không thất thoát và chỉ khi được Bộ Y tế chấp nhận mới được kinh doanh.
Một thay đổi đáng lưu ý là dự thảo nghị định này sẽ tách bạch thuốc với nguyên liệu. Nếu như trước đây chỉ thu hồi thuốc, nay sẽ thu hồi cả nguyên liệu nếu không đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, nếu là thuốc, để tránh thuốc kém chất lượng, nhầm nhãn mác quay lại thị trường, việc thu hồi phải đảm bảo. Nhưng với dược liệu bị quá độ ẩm 1%-2% hay có dính bùn, mà chỉ là một vài bao trong tổng số hàng chục tấn dược liệu nhập về mà tiêu hủy tất cả thì sẽ rất thiệt thòi cho doanh nghiệp. Nghị định cho phép tái xuất nếu chứng minh được không quay lại thị trường trong nước.
Cũng trong buổi xây dựng dự thảo, nhiều ý kiến được đưa ra để bàn luận như việc cấp chứng chỉ hành nghề; mở quầy bán thuốc di động; giá thuốc và việc điều kiện chuẩn để đăng ký thuốc phát minh…
Các nội dung trao đổi tại hội thảo sẽ được tiếp thu và bổ sung, sửa đổi để nghị định được hoàn thiện.
HG
(Theo Chăn nuôi Việt Nam)
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất