Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần 5 với chủ đề “chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” chuẩn bị diễn ra tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết số 19 – NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân,nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của Chính phủ, từ ngày 5/10 đến 7/10/2023, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần thứ 5, với chủ đề “chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số”.
Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần thứ 5, với chủ đề “chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số”. Ảnh: TG.
Đây là hoạt động trọng điểm được tổ chức 2 năm một lần bởi Hội Chăn nuôi, Hội Thú y Việt Nam và các Trường/Viện có đào tạo về Chăn nuôi, Thú y trên toàn quốc. Hội nghị lần thứ 5 (2023) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam đăng cai tổ chức.
Hội nghị có sự tham dự của cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế, các Hiệp hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Chăn nuôi, Chi cục Thú y trên toàn quốc.
Ngoài ra, Hội nghị có sự tham dự của các nhà khoa học hàng đầu và gần 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên cả nước.
Hội nghị nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, thú y gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ
Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ thảo luận định hướng cho sự phát triển ngành chăn nuôi và thú y trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Các chủ đề chính được trao đổi trong Hội nghị gồm: Khoa học công nghệ về lợn; Khoa học công nghệ về gia cầm; Khoa học công nghệ về gia súc nhai lại; Khoa học công nghệ về thú cưng; Khoa học công nghệ về môi trường và chất thải; Khoa học công nghệ về chế biến bảo quản sản phẩm chăn nuôi; Phúc lợi động vật và đạo đức trong nghiên cứu vật nuôi; Bệnh truyền lây giữa người và động vật; Đào tạo ngành Chăn nuôi – Thú y trong bối cảnh hội nhập.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bên lề cũng được triển khai như: triển lãm khoa học công nghệ, thảo luận về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi, thú y, tuyển dụng và giao lưu giữa doanh nghiệp với sinh viên và cựu sinh viên.
Trường Giang
Nguồn: nongnghiep.vn
- Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt – Lào
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
- Trung Quốc thông báo sẽ dự trữ thịt lợn để bình ổn giá
- Hà Nội mở đường dây nóng tiếp nhận nguồn tin về buôn bán con giống lậu
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Kinh nghiệm giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đến từ Pháp
- Cargill bàn giao ba điểm trường mới tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai và Thanh Hóa
- Cân nhắc sử dụng bột thịt, bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
CN,03/12/2023
- Công ty CP Tập đoàn Kim Chính: Phối hợp với Hội Nông dân cung ứng thức ăn chăn nuôi
- Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt – Lào
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
- Trung Quốc thông báo sẽ dự trữ thịt lợn để bình ổn giá
- Hà Nội mở đường dây nóng tiếp nhận nguồn tin về buôn bán con giống lậu
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Kinh nghiệm giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đến từ Pháp
- Cargill bàn giao ba điểm trường mới tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai và Thanh Hóa
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất