Sử dụng thẻ gắn tai để phát hiện bệnh ở bò thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng thẻ gắn tai để phát hiện bệnh ở bò thịt
    Một điện thoại thông minh chuyển từ chiều dọc sang ngang tùy thuộc vào cách nó nghiêng. Một túi khí của xe ô tô phồng lên khi nó cảm nhận lực va chạm. Bằng cách phát hiện những rung động của trái đất, một máy tính có thể đo được cường độ và dư chấn của một trận động đất.

    Những công nghệ này có thể được thực hiện bằng gia tốc kế – thiết bị cơ điện nhỏ đo gia tốc. Các thiết bị này có thể phát hiện độ nhạy nhất của chuyển động, từ số lượng các bước đi trong thời gian đi bộ buổi sáng đến các chuyển động của hàm nhai trong bữa ăn buổi sáng của một con bò cái. Trong thực tế, một số nhà sản xuất sữa đang sử dụng các thiết bị này để đo lượng thức ăn bò tiêu thụ, phát hiện nhiệt và đáng chú ý là xác định những vật nuôi bị bệnh.

    bo-uc-3

    Hình minh hoạ

    Các đồng nghiệp từ Khoa Thú y, Nông nghiệp và Nông phẩm Canada của trường Đại học Calgary muốn tìm hiểu xem liệu công nghệ gia tốc tương tự có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi bò hay không. Nghiên cứu của họ kéo dài 13 ngày, “Lưu ý kỹ thuật: Độ chính xác của một thiết bị đo gia tốc gắn thẻ tai theo dõi sự nhai lại và hành vi ăn của những con bò nuôi vỗ béo” có thể được tìm thấy trong Journal of Animal Science.

    Nghiên cứu của trường Đại học Calgary là một trong những nghiên cứu đầu tiên giám sát việc sử dụng một thiết bị đo gia tốc trong tai của vật nuôi (được phát triển bởi SensOor;. Agis Automatisering BV, Harmelen, Hà Lan). Hệ thống CowManager của SensOor sử dụng một thuật toán độc quyền để định lượng các chuyển động của tai, cũng như thời gian ăn của vật nuôi, sự nhai lại, nghỉ ngơi và độ linh lợi. Nó ghi lại những hành động và chuyển tiếp nó đến một chương trình trực tuyến có thể được tải về như là một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
    “Các SensOor đã được chứng minh cho tính ứng dụng của nó trên bò sữa”, Phó giáo sư Karin Orsel từ trường Đại học Calgary cho biết. “Phương pháp này tiềm ẩn khả năng xác định được những vật nuôi bị mắc bệnh trước khi đưa vào đàn nuôi vỗ béo”.
    Một nghiên cứu trước đây tiến hành bởi Goldhawk et al. đã cố gắng theo dõi sự nhai lại của bò qua cổ của nó. Một microphone trên cổ đã được xác nhận để thu thập dữ liệu nhai lại một cách thành công cho bò sữa trưởng thành. Tuy nhiên, nghiên cứu của Goldhawk et al. đã chứng minh tính ứng dụng kém trong các hệ thống nuôi bò, có thể do sự khác biệt về thể chất như: yếm bò, cơ cổ và độ dày của da.
    Để kiểm tra tính chính xác của thẻ gắn tai ở bê, hai quan sát viên theo dõi các hành vi ăn và nhai lại của bê có gắn thiết bị đo gia tốc vào thẻ tai. Quan sát trực tiếp của họ sau đó được so sánh với các dữ liệu thu thập từ các thiết bị điện tử trong tai.
    Mặc dù thẻ gắn tai dự đoán được hành vi nhai lại tốt hơn so với các hệ thống gắn cổ được sử dụng trong nghiên cứu Goldhawk et al., nó cũng chỉ xác định hoạt động nhai lại chính xác 49% thời gian. Tuy nhiên, nó xác định chính xác hoạt động cho ăn trong 95% thời gian.
     
    “Thiết bị đo gia tốc dường như là một công cụ đầy hứa hẹn để đo tính ăn ở bò thịt nhưng cần cải tiến để đo sự nhai lại”, các nhà nghiên cứu từ Calgary viết.
    Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận công nghệ này trước khi nó có thể được sử dụng để phát hiện bệnh. Do đó, nhóm nghiên cứu tại Calgary cũng áp dụng các thẻ tai trong một nghiên cứu bệnh hô hấp ở bò (BRD), nhưng vì ít động vật thực sự nhiễm bệnh trong quá trình thử nghiệm, nên mối quan hệ giữa sự nhai lại và hoạt động cho ăn có thể không được hiển thị. Tuy nhiên, một số vật nuôi mắc BRD cho thấy “các mẫu nhai lại rất khác biệt”.
    “Điều đó cho phép có một số lạc quan”, Orsel nói. “Là một nhà nghiên cứu, tôi có niềm tin lớn cho ứng dụng của công nghệ này”.
     N.T.H 
    (Theo Bộ NN&PTNT)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.