Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nguyên nhân chính gây nên dịch tả lợn châu Phi là do người dân sử dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nhưng nhiều người chăn nuôi vẫn có tâm lý chủ quan sử dụng thức ăn dư thừa tận dụng trong chăn nuôi lợn.
Sử dụng thức ăn dư thừa đã qua nấu chín nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi từ các vật chủ trung gian. Ảnh: Thiện Tâm
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội hiện có 12 xã, phường của 6 quận, huyện bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy 536 con lợn. Mặc dù nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn thành phố là rất cao nhưng tại một số địa phương người chăn nuôi vẫn có tâm lý chủ quan đối với dịch tả lợn Châu Phi, họ không lường trước được những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh này gây ra nên vẫn sử dụng thức ăn dư thừa trong chăn nuôi lợn. Trong tổng số 6 quận/huyện mắc dịch tả lợn châu Phi có tới 4 quận/huyện khẳng định nguyên nhân là do người dân sử dụng thức ăn thừa lấy từ các khách sạn, nhà hàng về cho lợn ăn.
Tại huyện Quốc Oai, địa phương vừa phát hiện có dịch tả lợn châu Phi gần đây nhất (ngày 12/3) và cũng là huyện có số xã, số lợn tiêu hủy cao nhất so với các quận/huyện đã mắc dịch, ông Nguyễn Quang Thắm, Trưởng phòng kinh tế huyện Quốc Oai cho biết, nguyên nhân dẫn tới mắc dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện là do người dân lấy thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Vì trong tổng số 4 hộ có đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện vừa qua thì có 3 hộ lấy thức ăn thừa. Trong khi đó hộ còn lại mặc dù không cho lợn ăn thức ăn thừa nhưng lại ở gần hộ có dịch, người dân do chủ quan nên thường qua lại, hỏi thăm không phòng ngừa tới nguy cơ mắc dịch.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đôn Văn Đặng, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai cho biết, để tiết kiệm chi phí, hàng ngày ông đi thu gom thức ăn thừa tại các nhà hàng, khách sạn quanh vùng về cho lợn ăn. Mặc dù có ý thức nấu lại trước khi cho lợn ăn nhưng đột nhiên đàn lợn nhà ông Đặng đang khỏe mạnh bỗng lăn ra ốm, chết đột ngột, có dấu hiệu của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ông Đôn Văn Đặng đã kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và thú y cơ sở đến lấy mẫu xét nghiệm đồng thời có biện pháp khoanh vùng phòng dịch. Ngay sau khi xét nghiệm xác định là dịch tả lợn Châu Phi thì toàn bộ đàn lợn 31 con lợn rừng của ông Đặng đã được mang đi tiêu hủy theo đúng quy định.
Ngay gần nhà ông Đôn Văn Đặng là nhà ông Nguyễn Hoàng Anh, thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai. Do lúc đầu không biết nguyên nhân mắc dịch tả lợn châu Phi đến từ đường thức ăn dư thừa và có thể lây nhiễm qua các vật chủ trung gian (như chuột, ruồi, muỗi…) nên ông Đặng và ông Hoàng Anh đã qua nhà nhau thăm hỏi và vô tình nhiễm dịch tả lợn châu Phi, khiến nhà ông Đặng phải tiêu hủy 31 con lợn rừng và nhà ông Hoàng Anh phải tiêu hủy 120 con lợn, dẫn đến thiệt hại về kinh tế nặng nề.
Sử dụng thức ăn dư thừa đã qua nấu chín nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi từ các vật chủ trung gian. Ảnh: Thiện Tâm
Với tổng đàn lợn là 56.54 con với 3.395 hộ chăn nuôi lợn, huyện Quốc Oai có nhiều nguy cơ lây lan dịch. Vì vậy, huyện cần có biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch lây lan hiệu quả.
Tương tự, tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức cũng là địa phương có đàn lợn chiếm xấp xỉ 50% tổng đàn của huyện Hoài Đức với khoảng 24.000/55.600 con. Trong đó chủ yếu là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có sử dụng thức ăn dư thừa trong chăn nuôi, với gần 100% hộ chăn nuôi lợn sử dụng lại thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Đình Tràng, thôn Cát Ngòi, xã Cát Quế với gần 100 con lợn, gia đình ông vẫn vào thành phố lấy thức ăn thừa cho lợn. Không chỉ gia đình ông, mà những người dân trong làng, trong xã của ông cũng sử dụng phương thức chăn nuôi này từ rất lâu. Mặc dù đã nấu chín kỹ nhưng nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao vì khoảng cách thời gian khi lấy thức ăn về đến khi nấu và cho lợn ăn cách xa nhau và còn nhiều nguyên nhân do các vật trung gian gây truyền bệnh.
Trước đó, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chung, tổ 36, Lĩnh Nam, Hoàng Mai cũng có đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi cũng là do gia đình ông lấy thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, khách sạn về. Mặc dù trước đó gia đình ông đã có ý thức phòng chống dịch như phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi nhưng vẫn không lường trước được những vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, gián và chuột đã đưa mầm bệnh vào chuồng nuôi lợn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, theo Tổ chức Thú y thế giới nhận định, việc sử dụng thức ăn dư thừa chưa được xử lý nhiệt chiếm đến 60% nguồn lây lan và xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, trong khuyến cáo “ 5 không” gồm: Không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển động vật bệnh chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh chết; không vứt động vật chết ra môi trường và không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt. Trong đó đặc biệt chú ý kiểm soát chặt nguồn thức ăn dư thừa chưa được xử lý nhiệt.
Thiện Tâm
Nguồn: Báo Chính Phủ
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả heo châu Phi li>
- thức ăn dư thừa li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất