Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình chăn nuôi gà Mía thả vườn theo hướng an toàn sinh học với quy mô 50.000 con trên địa bàn các huyện Ba Vì, Thạch Thất…
Nếu trước đây nuôi con gì, trồng cây gì người ta cũng muốn lai tạo, cải tạo giống để cho năng suất cao hay rút ngắn thời gian sinh trưởng. Gà Mía – một giống gia cầm đặc sản của Hà Tây (cũ) mà nay là Hà Nội từng đi theo xu hướng ấy nhưng không mấy thành công trên thị trường, bởi vậy nay nó đã trở lại với dòng máu thuần chủng nổi tiếng của mình…
Gà Mía ở độ tuổi hơn 3 tháng trong mô hình
Mô hình hợp thời
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình chăn nuôi gà Mía thả vườn theo hướng an toàn sinh học với quy mô 50.000 con trên địa bàn các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín và TX Sơn Tây.
Điều khác với những mô hình trước đây thường dùng gà lai, lần này dùng gà thuần chủng để đón đầu xu hướng người tiêu dùng hiện đại là không còn quan tâm đến chuyện ăn no, mặc ấm mà đòi hỏi cao hơn phải ăn ngon, mặc đẹp…
Mô hình được xây dựng đa mục tiêu: Bảo tồn, phát triển gà Mía trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cung cấp cho thị trường để giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô đối với giống gà Mía đã có thương hiệu. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý đàn để phát huy hết tiềm năng của giống (chất lượng thịt dai thơm ngon, năng suất thịt và rút ngắn thời gian nuôi để tăng chu kỳ sản xuất) nhằm tạo hướng đi mới cho người chăn nuôi. Tổ chức cho hộ nông dân tới tham quan, học tập, thực hành về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi gà Mía thả vườn theo hướng an toàn sinh học.
Điều kiện để hộ nông dân được tham gia mô hình rất chặt chẽ. Cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thầu khoán hoặc giấy xác nhận diện tích chăn nuôi… do UBND cấp xã nơi triển khai mô hình xác nhận). Diện tích chuồng nuôi đáp ứng mật độ nuôi 8 – 10 con/m2 nền chuồng, vườn thả 1 – 3m2/con, có đơn xin tự nguyện tham gia mô hình và cam kết thực hiện các điều kiện yêu cầu của mô hình.
Nông dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà Mía thả vườn theo hướng an toàn sinh học; mỗi hộ được hỗ trợ 500 – 1.000 con gà Mía 1 ngày tuổi đã được tiêm phòng vắc xin Marek, được hỗ trợ 30% thức ăn hỗn hợp.
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cán bộ kỹ thuật và cán bộ chỉ đạo mô hình hướng dẫn tận tình các hộ chăn nuôi từ khâu chuẩn bị chuồng trại để vào giống. Trước khi nuôi phải đảm bảo chuồng trại đã được vệ sinh sát trùng và thời gian trống chuồng cần thiết. Máng ăn máng uống đảm bảo đủ mật độ, chuồng úm chuẩn bị sẵn sàng trước khi thả gà giống 1 ngày tuổi.
Đàn gà Mía ở độ tuổi hơn 3 tháng trong mô hình
Trong giai đoạn úm, nông dân được hướng dẫn và kiểm tra sát sao kỹ thuật cho ăn, uống, vệ sinh và nhiệt độ điều chỉnh theo ngày tuổi của gà, đảm bảo mật độ quây úm. Hết giai đoạn úm, kết hợp chăn thả ngoài vườn, tăng thời gian thả dần dần cho đàn gà thích nghi. Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, định kỳ phun sát trùng.
Về vấn đề môi trường, các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học phải theo dõi, ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu sản xuất (khả năng tăng trọng, ngày tiêm phòng), đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại thoáng mát, xa khu nhà ở, đủ diện tích vườn thả, nhiều nơi đồi gò diện tích vườn thả rộng thoải mái. Phải thực hiện tốt các quy định xử lý chất thải, phun sát trùng, rắc vôi bột… trong khu chăn nuôi, vệ sinh vườn thả thường xuyên đảm bảo dịch bệnh không lây từ ngoài vào cũng như không lây truyền bệnh từ bên trong chuồng trại ra ngoài.
Để phòng bệnh, họ chủ động phòng đủ vắc xin theo đúng lịch: 5 ngày tuổi nhỏ vắc xin Gumboro lần 1. 7 ngày tuổi nhỏ vắc xin Lasota lần 1 (nhỏ mắt, mũi) và chủng đậu. 10 ngày tuổi tiêm vắc xin cúm lần 1. 20 ngày tuổi nhỏ vắc xin Gumboro lần 2 và Lasota lần 2. 38 ngày tuổi tiêm vắc xin cúm lần 2. 42 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 3. 54 ngày tuổi tiêm phòng Newcastle hệ 1.
Bởi vậy, qua 4 tháng nuôi các mô hình nuôi gà Mía thuần trên toàn thành phố đều cho kết quả tỷ lệ nuôi sống cao, tốc độ tăng trọng khá và nhất là thịt thơm ngon dù chưa đến giai đoạn gà trưởng thành thực sự để cho chất lượng tốt nhất. Dự kiến lợi nhuận thu được trên mỗi con gà sau 4 tháng nuôi là 25.000 – 35.000 đồng.
Nông dân muốn mở rộng
Chúng tôi đến xã Lại Yên, huyện Hoài Đức nơi có 9 hộ nông dân tham gia vào mô hình với tổng số 5.000 con. Chị Nguyễn Thị Hằng là một trong những chủ hộ nhận nuôi 500 con. Trước đây chỉ nuôi gà ta nên đây là lần đầu tiên chị tiếp xúc với giống gà mới cũng có đôi chút bỡ ngỡ. Tuy vậy, sau 4 tháng chăm sóc, gà Mía có tỷ lệ sống sót cao, chỉ có một số ít bị loại hay bị chết. Trong khu vườn rộng lớn, đàn gà đang tuổi ăn, tuổi lớn được thỏa sức chạy nhảy, rỉa lông, rỉa cánh hay vùi mình xuống đất mà “tắm bụi”.
Quan tâm đến chất lượng hơn là năng suất, sau khi nuôi úm, chị Hằng chỉ dùng các loại thức ăn tự nhiên như thóc, cám, ngô, thân chuối để chăn và dự định sau khi nghiệm thu mô hình sẽ giữ lại để chăm tiếp nhằm bán vào dịp tháng 11. Lúc đó thịt gà sẽ rất ngon lại đúng vào mùa cưới của năm sẽ được giá hơn.
“Giá gà ta nuôi theo cách dân dã kiểu này ở địa phương hiện tại đang bán 120.000đ/kg và bán rất chạy. Kể cả nếu không có sự hỗ trợ về giống, về thức ăn mà chúng tôi phải tự đầu tư tất cả thì sau 5 – 6 tháng nuôi, với 500 con gà vẫn có thể đem lại cho tôi mức lãi khoảng 15 triệu đồng trở lên”, chị Hằng chia sẻ.
Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nói chung mô hình gà Mía thuần trên phạm vi toàn thành phố đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học, đúng yêu cầu, đúng tiến độ, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng đề ra ban đầu.
Mô hình thực tế có hiệu quả, mang lại lợi ích thực sự cho bà con, đặc biệt là miền đồi gò trồng cây kém hiệu quả thì thêm nghề chăn nuôi sẽ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình giúp thay đổi nhận thức của người dân trong chăn nuôi là phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đặc biệt là khâu xử lý, đảm bảo môi trường cho sản xuất nói chung và môi trường sống nói riêng. Những hộ có vườn, đồi càng rộng thì khả năng chăn nuôi gà an toàn sinh học càng hiệu quả cao.
PV
Nguồn: nongnghiep.vn
Gà Mía là một giống gà bản địa của Việt Nam, chúng có nguồn gốc từ ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tên gọi gà Mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Chúng có tầm vóc to và có ngoại hình thô với mình ngắn, đùi to và thô, đi lại chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g. Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1kg, con mái 2,4kg. Khi trưởng thành gà mái có thể nặng 2,5 – 3kg, gà trống có thể đạt tới 5kg, thịt rất thơm và ngon ngọt.
- chăn nuôi gà li>
- gà mía li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất