Tròn một năm sau khi về đích nông thôn mới (tháng 4/2015), diện mạo xã Tàm Xá, huyện Đông Anh tiếp tục có nhiều đổi mới.
Người dân đang chủ động phát triển kinh tế, trong đó chăn nuôi bò sữa là hướng đi mang lại giá trị kinh tế cao.
Hướng đi đúng
Trong khu chăn nuôi của gia đình, chị Lê Thị Thảo, thôn Đông, xã Tàm Xá đang trộn cám cho đàn bò sữa ăn. Chị kể, 10 năm trước, gia đình thuộc nhóm hộ nghèo. Nhận thấy nuôi bò sữa không quá phức tạp, lại cho thu nhập tốt, hai vợ chồng mạnh dạn vay 100 triệu đồng mua 2 con bò sữa về nuôi. Hiện nay, đàn bò sữa của gia đình đã có 5 con, trong đó có 2 con đều đặn cho khoảng 50 lít sữa/ngày; giá bán ra thị trường trên dưới 10.500 đồng/lít. Có thời điểm, cả 5 con bò cùng cho sữa, thu nhập khi đó còn lớn hơn nhiều. Nhờ chăn nuôi bò sữa, gia đình chị đã từng bước thoát nghèo, có của ăn của để.
Nhiều hộ gia đình ở xã Tàm Xá khá giả lên nhờ nuôi bò sữa. Ảnh: Trọng Tùng
Hộ anh Hoàng Đình Nam, ở thôn Đoài có cơ ngơi chuồng trại chăn nuôi bò sữa khá lớn. Gia đình anh hiện có đàn bò sữa 10 con. Ngoài ra, anh còn đầu tư hệ thống bình chứa để thu mua sữa bò của các hộ chăn nuôi trong xã. Lợi nhuận từ các công việc này không năm nào dưới 500 triệu đồng.
Ở Tàm Xá, không chỉ có gia đình chị Thảo, anh Nam khấm khá nhờ nghề nuôi bò sữa. Theo thống kê, tổng đàn bò sữa của xã tính đến hết quý I/2016 là 409 con. Toàn xã hiện có gần 100 hộ tham gia chăn nuôi bò sữa. Đáng chú ý, người dân đã chủ động trồng được cỏ sữa phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình. Đến nay, tổng diện tích trồng cỏ sữa toàn xã đã mở rộng lên 12,8ha, cơ bản đáp ứng nhu cầu về cỏ sữa cho chăn nuôi. Việc chủ động được nguồn thức ăn xanh, sạch này giúp giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho chăn nuôi bò sữa.
Chưa hết khó khăn
Nhờ nghề chăn nuôi bò sữa, thu nhập của một bộ phận người dân xã Tàm Xá đã từng bước được cải thiện, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người toàn xã lên gần 29 triệu đồng/năm. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm còn khoảng 1,4%. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi bò sữa ở Tàm Xá vẫn chưa hết khó khăn. Theo chia sẻ của nhiều người chăn nuôi, đầu ra cho sản phẩm sữa nói chung, nhất là vào mùa Đông hiện tương đối khó khăn. Sở dĩ vậy bởi nhu cầu sữa của thị trường vào những tháng mùa Đông ít hơn các thời điểm khác trong năm, dẫn tới sức mua của các DN thu mua giảm. Điều này ảnh hưởng tới doanh thu cũng như tâm lý của nhiều hộ chăn nuôi bò sữa. Mục tiêu nhân rộng đàn bò sữa của địa phương do đó cũng không dễ.
Nhằm hỗ trợ các hộ chăn nuôi, xã Tàm Xá đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người dân vay gần 3 tỷ đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có phát triển đàn bò sữa. Dù vậy, nhiều hộ vẫn không dám mạo hiểm mà hầu hết chỉ duy trì quy mô đàn từ 3 – 5 con trong nhiều năm qua.
Ông Hoàng Hữu Vân – Chủ tịch UBND xã Tàm Xá cho biết, sau khi về đích nông thôn mới, địa phương đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống cho người dân. Do diện tích đất canh tác có hạn nên chăn nuôi được xác định là hướng đi cần được chú trọng. Theo đó, xã chủ động đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Hỗ trợ vốn, tổ chức tập huấn, đồng thời khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Riêng đối với ngành chăn nuôi bò sữa, hiện các hộ đều có ý thức rất cao trong sản xuất sạch (thức ăn, vệ sinh chuồng trại, vắt sữa…). Tuy nhiên, nhu cầu sữa của thị trường và giá sữa biến động, nhất là vào mùa Đông đang là vấn đề khiến nhiều hộ chăn nuôi bò sữa tại địa phương trăn trở. Người chăn nuôi bò sữa rất kỳ vọng các cơ quan chức năng sớm có giải pháp nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm sữa, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Trọng Tùng
(Theo Kinh Tế Đô Thị)
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- salbutamo li> ul>
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
Tin mới nhất
T3,26/09/2023
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất