Song hành với phát triển lĩnh vực chăn nuôi, hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh phát triển, với 527 cửa hàng kinh doanh phân bố hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, hoạt động này cần được kiểm soát chặt chẽ, nhằm loại bỏ kịp thời các sản phẩm chất lượng thấp, hàng giả để bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc thú y tại các cơ sở, cửa hàng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp. Các đợt dịch bùng phát trên địa bàn, như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò… gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi. Cùng với việc chủ động nguồn vắc-xin phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các địa phương, thì việc cung ứng thuốc thú y tại các cơ sở là rất cần thiết, góp phần chủ động, kịp thời trong việc phòng dịch, dập dịch tại chỗ. Tuy nhiên, trên thực tế, mặt hàng này rất khó kiểm chứng chất lượng và hiệu quả so với quảng cáo trên bao bì. Hơn nữa, nhiều đại lý, cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận đã trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng để trục lợi. Ngoài ra, việc người chăn nuôi bảo quản thuốc không đúng hướng dẫn cũng như không có kiến thức để lựa chọn thuốc phù hợp với bệnh của vật nuôi cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Người chăn nuôi mua phải thuốc thú y kém chất lượng sẽ không có khả năng phòng, trị bệnh, dẫn đến vật nuôi còi cọc, chết. Việc lựa chọn, phân biệt thuốc thú y thật hay giả, chất lượng còn tốt hay đã suy giảm là vấn đề không dễ với nhiều người chăn nuôi, nhất là những hộ quy mô nhỏ, lẻ.
Chia sẻ về việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, chị Trịnh Thị Thúy, hộ chăn nuôi gà tại xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy), cho biết: “Thời gian đầu, tôi gặp khá nhiều khó khăn để chọn cơ sở mua thuốc phòng, trị bệnh cho vật nuôi vừa bảo đảm hiệu quả cao, vừa an toàn. Nhất là, khi chỉ nghe quảng cáo của người bán mà không tìm hiểu về sản phẩm sẽ rất dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, mỗi khi gia cầm bị bệnh, tôi thường liên hệ với cán bộ thú y tại địa phương để được chỉ dẫn mua thuốc ở các cửa hàng có uy tín đã được ngành chức năng cấp phép”. Chị Trịnh Thị Tuấn, chủ cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tại thị trấn Quý Lộc (Yên Định) cũng cho biết: “Tuy kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng theo tiêu chuẩn đăng ký, nhưng theo tôi được biết hiện nay có không ít các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ theo thời vụ lợi dụng sự cần thiết của thuốc thú y đã bán thuốc thú y kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, hàng nhái với giá rẻ”.
Theo quy định về điều kiện kinh doanh thuốc thú y, các cửa hàng, đại lý cần phải đáp ứng các điều kiện, như: Có địa chỉ cố định, biển hiệu rõ ràng, có mã số kinh doanh, có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng hóa, phương tiện bảo quản thuốc… Đối với người quản lý cơ sở kinh doanh và người trực tiếp bán hàng phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y theo quy định. Tuy nhiên, thực tế nhiều cửa hàng bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các điều kiện về kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc thiếu trình độ chuyên môn, điều kiện bảo quản không bảo đảm. Vì vậy, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. Chi cục đã phối hợp với các địa phương rà soát, cập nhật danh sách và đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, buôn bán và sử dụng thuốc thú y cho 100% cơ sở. Đồng thời, chủ động bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho việc lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm. Hằng năm, chi cục đã xây dựng kế hoạch và thành lập tổ công tác kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cửa hàng cam kết không kinh doanh các sản phẩm thuốc nằm ngoài danh mục, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng. Từ đầu năm đến nay, chi cục đã phối hợp kiểm tra 82 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở vi phạm và chủ yếu là không niêm yết giá bán thuốc; thuốc thú y không đạt yêu cầu chất lượng so với tiêu chuẩn công bố trên nhãn hàng hóa…
Tuy nhiên, để công tác quản lý việc kinh doanh thuốc thú y thực sự đem lại hiệu quả, rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp, các ngành, nhất là sự tự giác chấp hành của các chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần chủ động nâng cao kiến thức chuyên môn, tích cực triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để giảm lượng thuốc thú y cho vật nuôi; chỉ mua thuốc thú y tại các đại lý, cơ sở được cấp phép kinh doanh với các thương hiệu uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm chăn nuôi.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
Nguồn: Báo Thanh Hóa
- thuốc thú y li>
- nhà máy thuốc thú y li> ul>
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Anh lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở cừu
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất