Tăng lương thực, thực phẩm cho con người nhờ phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tăng lương thực, thực phẩm cho con người nhờ phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi

    Điều chỉnh và thay đổi nguồn thức ăn chăn nuôi, cung cấp phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc và cá có thể giải phóng thêm nhiều lương thực, thực phẩm hơn cho con người.

     

    Các vật liệu hiện đang dùng cho gia súc và cá có thể được chuyển hướng để tăng lương thực, thực phẩm cho con người. Ảnh SciTechDaily

     

    Khi hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu đói hoặc suy dinh dưỡng, việc sản xuất thức ăn cho gia súc và cá đang làm eo hẹp thêm những nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, có thể được sử dụng để sản xuất nhiều lương thực hơn cho con người.

     

    Nghiên cứu mới của Đại học Aalto, được công bố ngày 19/9 trên tạp chí Nature Food, cho thấy phương pháp điều chỉnh thức ăn cho gia súc và cá có thể duy trì sản xuất và vẫn có thể cung cấp nhiều lương thực hơn cho con người. Những thay đổi tương đối đơn giản này sẽ làm tăng đáng kể nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, cung cấp calo cho nhiều người hơn tới 13%. Đặc biệt, phương thức điều chỉnh này không yêu cầu bất kỳ sự gia tăng nào trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc những thay đổi lớn về chế độ ăn uống.

     

    Khoảng một phần ba sản lượng ngũ cốc hiện được sử dụng làm thức ăn gia súc và khoảng một phần tư số cá đánh bắt được không sử dụng để làm thức ăn cho con người. Matti Kummu, PGS nghiên cứu các vấn đề về nước và thực phẩm toàn cầu tại Đại học Aalto, dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học điều nghiên tiềm năng sử dụng phụ phẩm cây trồng và phụ phẩm thực phẩm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm giải phóng nguồn nguyên liệu, có thể được sử dụng cho con người. .

     

    PGS Kummu giải thích “Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu được tiến hành, thu thập các dòng lương thực và thực phẩm chi tiết trên toàn cầu, từ các hệ thống trên cạn và dưới nước, kết hợp lại với nhau. Những thống kê này cung cấp sự hiểu biết về lượng phụ phẩm và dư lượng thực phẩm đã được sử dụng, bước đầu tiên để xác định tiềm năng chưa được khai thác”.

    Sử dụng phụ phẩm cây trồng và phụ phẩm thực phẩm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sẽ giải phóng nguồn nguyên liệu, được sử dụng để nuôi sống con người. Ảnh SciTechDaily

     

    Các nhà khoa học phân tích dòng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, cũng như các sản phẩm phụ và dư lượng thông qua hệ thống sản xuất thực phẩm toàn cầu. Sau đó, nhóm nghiên cứu xác định những phương pháp thay đổi các dòng chảy này nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

     

    Ví dụ, vật nuôi và cá nuôi có thể cho ăn những sản phẩm phụ của hệ thống thực phẩm như bã củ cải đường hoặc bã cam quýt, cá vụn và phụ phẩm chăn nuôi, hoặc phụ phẩm rau củ quả, chứ không phải là các vật chất phù hợp cho con người sử dụng.

     

    Với những thay đổi đơn giản này, khoảng 10-26% tổng sản lượng ngũ cốc và 17 triệu tấn cá (~ 11% nguồn cung thủy sản hiện tại) có thể được chuyển hướng từ thức ăn chăn nuôi sang sử dụng cho con người.

     

    Tùy thuộc vào phương thức sử dụng chính xác, mức tăng trong nguồn cung cấp thực phẩm khoảng 6-13% hàm lượng calo và 9-15% hàm lượng protein. Vilma Sandström, nghiên cứu sinh sau TS tại Đại học Aalto, tác giả thứ nhất công trình nghiên cứu cho biết: “Nghe có vẻ không nhiều, nhưng đó là thức ăn cho khoảng một tỷ người.

     

    Những kết quả này kết hợp hoàn hảo với nghiên cứu trước đó của nhóm Kummu về việc giảm thất thoát thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng , từ sản xuất, vận chuyển và lưu trữ cho đến chất thải tiêu dùng.

     

    Trong nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã chứng minh được, việc giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm xuống một nửa sẽ làm tăng nguồn cung cấp thực phẩm khoảng 12%. Kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, đó sẽ là khoảng một phần tư lượng lương thực, thực phẩm.

     

    Mặc dù một số thay đổi như cung cấp phụ phẩm rau củ quả, cây trồng cho vật nuôi, sẽ làm giảm năng suất vật nuôi, những các nhà khoa học cũng đã tính đến vấn đề này trong thống kế và phân tích.

     

    Một thách thức khác là thực phẩm con người ăn được, hiện được sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khác với thực phẩm con người đã sử dụng. Ví dụ, một số loại ngô khác nhau được sử dụng trong các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cùng với một số loại ngũ cốc có chất lượng thấp. Tương tự như vậy, cá được sử dụng trong sản xuất bột cá thường là cá nhỏ, nhiều xương và không được người tiêu dùng ưa chuộng.

     

    TS Sandström phân tích, nếu vượt qua những thách thức này sẽ mang lại lợi ích lớn, mặc dù việc hiện thực hóa những lợi ích này đòi hỏi một số điều chỉnh trong chuỗi cung ứng. Trước hết, cần tổ chức lại hệ thống thực phẩm để các ngành công nghiệp và nhà sản xuất phụ phẩm có thể tiếp cận những nhà chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để cung cấp nguồn vật chất cho nuôi trồng. Một số sản phẩm phụ cần được xử lý trước khi chuyển hóa thành nguồn cung cấp vật phẩm nuôi trồng.

     

    Những nguồn lương thực, thực phẩm được dành cho chăn nuôi, nếu được áp dụng các công nghệ sinh học hiện đại, hoàn toàn có thể trở thành lương thực, thực phẩm cho con người với chi phí không cao, làm tăng tổng số lương thực, thực phẩm hiện nay, đáp ứng nhu cầu của các vùng lãnh thổ đang thiếu hụt.

     

    Kummu kết luận: “Tôi không nghĩ có vấn đề gì nghiêm trọng khi điều chỉnh dòng lương thực thực phẩm và chuỗi cung ứng. Những gì nghiên cứu đề xuất đã được thực hiện trên một quy mô nhất định và trong một số lĩnh vực, đây không phải là một phát triển từ đầu mà là sự điều chỉnh và bổ sung. Chỉ cần điều chỉnh lại hệ thống hiện tại, bổ sung và tăng quy mô của hoạt động sản xuất và chế biến các sản phẩm phụ, chúng ta có thể tăng thêm được lương thực, thực phẩm cho con người”.

     

    Thái Bằng (Theo Nature Food)

    Nguồn: Viettimes.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.