Khi cả 3 trại heo giống công nghệ cao (CNC) được triển khai ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, lượng heo giống chất lượng cao được tạo ra sẽ rất lớn, không những đáp ứng nhu cầu của tỉnh, mà còn cung cấp heo giống cho toàn vùng ĐBSCL, cung cấp tinh heo cho cả nước.
Nhập heo giống về bằng… máy bay
Dù Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành chăn nuôi phát triển rất mạnh nhưng thực tế, phần lớn lợi nhuận lại rơi vào các tập đoàn nước ngoài do chưa có các trung tâm giống chất lượng cao, nguồn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) lại chủ yếu nhập khẩu. “Thực tế, thị trường thịt, trứng của Việt Nam đều bị nước ngoài chi phối. Đối với TĂCN, 80% là do các doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) cung cấp, riêng đối với TĂCN cho gia súc, gia cầm, doanh nghiệp FDI chi phối đến 90%. Nếu không tự sản xuất con giống chất lượng cao, chủ động nguồn TĂCN thì người chăn nuôi ở Việt Nam đều bị các “ông bự” điều tiết lợi nhuận hết” – ông Võ Thanh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Giống – Chăn nuôi Việt Thắng An Giang (Công ty Việt Thắng An Giang), chia sẻ.
Đoàn công tác của tỉnh khảo sát Trại heo giống CNC Việt Thắng An Giang 1
Đó là một trong những động lực để Công ty Việt Thắng An Giang quyết định đầu tư các trại heo giống CNC, quy mô lớn tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Các trang trại sử dụng con giống bố mẹ và công nghệ lai tạo giống của Đan Mạch – nơi nổi tiếng cung cấp con giống và thịt heo chất lượng cao cho toàn Châu Âu. Trong đó, Trại heo giống CNC Việt Thắng An Giang 1 được xây dựng tại ấp Giồng Cát (xã Lương An Trà, Tri Tôn), có diện tích diện tích đất sử dụng 12,6 héc-ta, quy mô xây dựng hơn 13.711m2. Đến nay, công ty đã cơ bản xây dựng hoàn thiện các khu chuồng trại, nhà văn phòng, nhà kho, nhà nghỉ công nhân viên, hệ thống biogas, xử lý nước nuôi, đường công vụ nội bộ, trồng cây xanh tạo cảnh quan, lập ranh giới bằng rào chắn… với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng. Trang trại sẽ đầu tư 1.430 heo nái sinh sản và 35 heo đực, dự kiến cung cấp 39.200 heo con/năm. Công ty đã nhập về khoảng 750 con heo giống Đan Mạch về trang trại bằng đường… máy bay (giá hơn 70 triệu đồng/con). “Tháng 10 tới, công ty sẽ nhập thêm về 800 con heo giống hạt nhân nữa để đảm bảo đủ lượng heo giống cho trang trại số 1” – ông Hùng thông tin.
Người dân hưởng lợi
Nhận thấy vùng Bảy Núi khá phù hợp để phát triển nhân giống, nuôi heo thịt chất lượng cao do điều kiện môi trường trong lành, quỹ đất còn lớn nên Công ty Việt Thắng An Giang quyết định đầu tư thêm 2 trang trại, nằm xa khu dân cư. Trong đó, Trại heo giống CNC Việt Thắng An Giang 2 được xây dựng tại ấp Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, Tri Tôn) với diện tích khoảng 10 héc-ta. Trang trại có quy mô chăn nuôi 1.800 con heo, sản phẩm đầu ra dự kiến khoảng 51.000 con heo/năm. Trong khi đó, Trại heo giống CNC Việt Thắng An Giang 3 được đầu tư tại xã An Cư (Tịnh Biên) với diện tích lên đến 30 héc-ta, sử dụng đến 5.000 con giống. “Mong muốn của chúng tôi là xây dựng An Giang thành trung tâm con giống CLC, cung cấp heo giống cho toàn vùng ĐBSCL, sản xuất heo thịt cung cấp cho cả nước và xuất khẩu với chất lượng sạch, an toàn thực phẩm. Chúng tôi kỳ vọng An Giang sẽ tạo ra 1 triệu con giống/năm, cung cấp cho khoảng 1.000 hộ nuôi theo CNC. Muốn vậy, không chỉ 3 trang trại của Việt Thắng An Giang (mới sử dụng 2.500 con nái) mà tỉnh phải tạo điều kiện phát triển thêm 12 trang trại quy mô tương tự, sử dụng 30.000 con nái để tạo giống” – ông Hùng chia sẻ.
Giám đốc Công ty Việt Thắng An Giang cho biết thêm, khi các trang trại giống của công ty đi vào hoạt động, lượng heo con tạo ra sẽ rất lớn, tỉnh cần có chính sách khuyến khích các hộ chăn nuôi heo để tận dụng nguồn con giống này. “Dự kiến tháng 4-2017, Việt Thắng sẽ khánh thành nhà máy TĂCN ở Long An. Đây là nhà máy sử dụng hệ thống làm chín thức ăn đầu tiên ở Việt Nam (công nghệ sản xuất TĂCN hiện nay chưa làm chín, còn sử dụng kháng sinh). Khi bắt đầu lai tạo giống heo con, Công ty Việt Thắng An Giang sẽ liên kết với các hộ nuôi triển khai nuôi heo thịt. Hiện tại, giá thành nuôi heo tại Đan Mạch khoảng 1,2 Euro/kg thịt. Khi ứng dụng công nghệ nuôi này tại Việt Nam, giá thành nuôi cũng không quá 1,3 Euro/kg thịt (khoảng 32.000 đồng/kg). So với giá bán luôn hơn 40.000 đồng/kg heo hơi, người nuôi sẽ có lời cao. Nếu bán ra miền Bắc, giá còn tăng thêm 4.000 – 5.000 đồng/kg” – ông Hùng thông tin.
Đối với mô hình liên kết chăn nuôi heo CNC, Công ty Việt Thắng An Giang có thể thực hiện giao con giống, thức ăn để các hộ nuôi gia công, thu hồi trở lại heo thịt để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. “Đối với các hộ có vốn, tự xây dựng chuồng trại, công ty cũng cung cấp con giống, thức ăn để chăn nuôi, liên kết tiêu thụ. Nếu không có chính sách khuyến khích các hộ chăn nuôi heo phát triển sản xuất, phần lớn lượng con giống được lai tạo tại An Giang sẽ chuyển đi các tỉnh khác” – ông Hùng lưu ý.
“Việc có doanh nghiệp đầu tư trại heo giống quy mô lớn là lợi thế rất lớn của An Giang. Cùng với quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng CNC để được hưởng chính sách, tỉnh sẽ có chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, khai thác lợi thế này” – Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh khẳng định sau chuyến khảo sát các trang trại của Công ty Việt Thắng An Giang.
NGÔ CHUẨN
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
Tin mới nhất
T5,21/09/2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Em tên Trương Văn Phú là sinh viên em học nông nghiệp. Em muốn đến tham quan và học hỏi mô hình của trang tại để hổ trợ gia đình tái đàn bị ảnh hưởng dịch thời gian qua. Em muốn liện hệ với trang trại ạ. Mong đc sự giúp đở của trang trại. Em xin cảm ơn.
Muốn mua heo nái hậu bị. Liên hệ như thế nào ạ. Nhờ anh chị gửi về gmail. Giúp em. E chân thành cảm ơn