Trước quy định tiêu hủy heo còn tồn dư chất cấm và sắp tới đây là phạt tù nếu bị phát hiện sử dụng chất cấm, người chăn nuôi cần tuyệt đối thận trọng với các loại TĂCN để tránh “vạ lây”…
Hiện nay, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại nhu cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) hàng ngày là rất lớn, hầu hết được mua từ các công ty TĂCN hoặc tự mua các nguyên liệu về để phối trộn.
Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, sau 4 tháng triển khai đợt cao điểm xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi đã có 13 doanh nghiệp (DN) bị phát hiện sử dụng chất salbutamol để phối trộn vào thức ăn gia súc, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất TĂCN.
Trong khi đó, từ ngày 1/7 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, khung hình phạt tối đa cho tội vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù tới 20 năm và phạt tiền tối đa 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, theo quy định mới, sẽ tiêu hủy đàn heo có chất cấm; vì vậy nếu người chăn nuôi vi phạm thì nguy cơ mất trắng sản nghiệp và vướng vào vòng lao lý là điều hiển nhiên.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thanh tra cho biết, người chăn nuôi không hoàn toàn chủ động phối trộn chất cấm vào cám mà do thương lái hoặc chủ cơ sở cung cấp cám “khuyến khích” dùng vì họ sẽ bao mua heo khi xuất chuồng.
Thế nên, thực tế mới có nhiều người chăn nuôi đang dùng chất cấm một cách thụ động. Ngoài ra, người chăn nuôi chân chính cũng bị rối trong “ma trận” TĂCN với vô vàn sản phẩm của nhiều DN và không phải ai cũng phân biệt được đâu là cám sạch, đâu là cám chứa chất cấm vì vẫn còn các cơ sở kinh doanh TACN nhỏ lẻ do chạy theo lợi nhuận mà trộn chất cấm vào thức ăn rồi dùng các chiêu trò khuyến mãi để khuyến khích người chăn nuôi sử dụng.
Ngân Hà
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
Tin mới nhất
T3,26/09/2023
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất