Trước những bất cập trong công tác thực thi Luật, ngày 13/12 Hội thảo một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được tổ chức để đề xuất, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các quy định.
Hợp quy thuốc thú y: “Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức. Tham dự Hội thảo có TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Đại diện Uỷ ban KHCN&MT; Uỷ ban Pháp luật Quốc Hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ KHCN; Bộ NN&PTNT; Bộ Y tế; Bộ Công Thương; VCCI; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan; một số Đại biểu Quốc Hội cùng các chuyên gia và nhà khoa học.
Toàn cảnh Hội thảo
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (TCQC) được Quốc hội thông qua năm 2006, là những luật “gốc” có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất rộng, chi phối toàn bộc điều kiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn 18 thi hành đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong FTA thế hệ mới. Một số bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có thể kể đến như: Chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; một số tổ chức, doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) mang tính chất đối phó, không đi vào thực chất của tiêu chuẩn là nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất chất lượng; chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở khiến việc tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn đối với các đối tượng có nhu cầu gặp khó khăn;…
TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, việc xây dựng Luật CLSP và Luật TCQC rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế đang bị lạm dụng, nhiều lĩnh vực đưa hầu hết các chỉ tiêu chất lượng vào QCKT. Nếu Luật CLSP và Luật TCQC chỉ nêu ra mà không có chế tài rõ, thì trong thực tế các bộ, ngành vận dụng rất khó và dễ tùy tiện. “Hiện nay, việc công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đang rất hình thức, làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, gây tăng giá thành sản phẩm, mất thời cơ kinh doanh và là căn nguyên phát sinh tiêu cực. Đặc biệt, các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải lấy mẫu phân tích kiểm tra để công bố hợp quy. Không nước nào làm như vậy, ngay cả đối với những mặt hàng buộc phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước thông quan, thì thông thường cũng chỉ áp dụng theo phương thức sác xuất, để lấy mẫu không vượt quá 5% số lô hàng nhập khẩu”, ông Dương nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Tuế, đại diện Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi cho biết, quy định công bố hợp quy TACN cũng tồn tại rất nhiều bất cập về tính chồng chéo, xung đột pháp luật; mang nặng tính hình thức; tốn thời gian chi phí cho doanh nghiệp. “Doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố hợp quy 100% khi kiểm tra các lô sản phẩm nhập khẩu gây lãng phí tiền lưu công lưu bãi, tiền thử nghiệm mẫu và thời gian chờ kết quả từ tổ chức đánh giá để làm thủ tục hải quan và bán hàng. Trong khi trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu đã có quy định nộp kết quả phân tích từ bên xuất khẩu. Ước tính chi phí hợp quy cho sản phẩm TACN khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm sản xuất trong nước hoặc một lô hàng nhập khẩu thì chi phí hợp quy cho toàn ngành chăn nuôi sẽ vô cùng lớn, lên đến gần nghìn tỷ đồng mỗi năm. Trong đó có những doanh nghiệp phải chi trả vài tỷ đồng/năm”, ông Tuế cho biết thêm.
Trước thực tiễn này, các đại biểu đều thống nhất đề nghị cần sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với tình hình sản xuất, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường. Về phía doanh nghiệp luôn sẵn sàng thay đổi, tuân thủ các quy định nhưng phải dựa trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và đem lại giá trị thực cho sản phẩm.
TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 Fivevet
“Bất cứ một sự tốn kém nào trong đầu tư sản xuất, nếu mang lại chất lượng sản phẩm chúng tôi sẵn sàng. Nhưng làm hợp quy không tham gia một chút nào về chất lượng sản phẩm thì chúng ta cần dừng lại, tránh gây lãng phí kinh tế. Do đó, tôi kiến nghị trong Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn, những sản phẩm nào đã sản xuất theo tiêu chuẩn của ngành thì không bắt buộc làm công bố hợp quy”, TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 Fivevet chia sẻ.
“Không ai đi chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp cả. Cơ quan Nhà nước chứng nhận sai thì họ không chịu trách nhiệm. Khảo nghiệm sai cũng không chịu trách nhiệm. Do đó, đề nghị bãi bỏ các quy định không cần thiết, chỉ nên duy trì các quy định quản lý bắt buộc áp dụng, nhà nước thanh/kiểm tra ai sai thì xử lý”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng ban Phát triển Thủy sản Bền vững Hội Thủy sản Việt Nam.
Phương Nhung
Đây là thời vận tốt, để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh trạnh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cơ quan chủ trì soạn thảo rất cần sự khách quan và tranh thủ rộng rãi ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong, ngoài nước, nhất là của các hiệp hội ngành hàng.
- CLSPHH li>
- TCQC li>
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá li>
- Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn Kỹ thuật li> ul>
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất