Khánh Hòa có gần 1,4 triệu dân, mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở giết mổ tập trung do thiếu cơ chế, chính sách hấp dẫn.
Hiện nay tỉnh Khánh Hòa còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Ảnh: Kim Sơ.
Xử lý cơ sở giết mổ không đảm bảo an toàn thực phẩm chưa quyết liệt
Ngày 10/3 vừa qua, Sở NN-PTNT Khánh Hòa có văn bản đó hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức chỉ đạo thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá và quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn bảo đảm đúng lộ trình theo Quyết định 2094 của UBND tỉnh ngày 29/7/2022 và đảm bảo chấm dứt hoạt động các cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (gọi tắt ATTP).
Sở NN-PTNT Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, hướng dẫn, cải tạo nâng cấp cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, ATTP và vệ sinh môi trường, xử lý các cơ sở giết mổ không đủ điều kiện theo quy định.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, đến nay, toàn tỉnh có 134 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoạt động giảm 6 cơ sở so với cuối năm 2022. Trong đó, 40 cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, ATTP. Tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo ATTP và an toàn dịch bệnh, Chi cục đã hợp đồng 45 nhân viên thú y thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ.
Ông Lê Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa cho biết, việc chỉ đạo triển khai thực hiện quản lý, nâng cấp cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các địa phương còn chậm. Điều này thể hiện trong 6 tháng đầu năm mới có 46/134 cơ sở được kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y, ATTP.
Nguyên nhân do chính quyền địa phương các cấp chưa kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ nằm trong khu dân cư, diện tích nhỏ hẹp, không đảm bảo điều kiện ATTP và vệ sinh môi trường theo quy định. Từ đó dẫn đến số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoạt động không đủ điều kiện theo quy định trên địa bàn tỉnh còn nhiều.
Cơ quan thú ý thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ. Ảnh: KS.
Bên cạnh đó, một số địa phương cấp huyện chưa có đội liên ngành, chưa có quy chế phối hợp giữa chính quyền với lực lượng thú y, y tế, công an, quản lý thị trường… trong công tác quản lý cơ sở giết mổ nên gặp nhiều khó khăn trong khi kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ATTP.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, hiện cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nhiều, phân tán rải rác, thời gian hoạt động chủ yếu diễn ra ban đêm nên công tác quản lý của các địa phương, cũng như công tác kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y gặp nhiều khó khăn.
Phần lớn cơ sở có công suất giết mổ ít, mức thu phí kiểm soát giết mổ theo quy định thấp (14.000 đồng/con bò, 7.000 đồng/con lợn, 200 đồng/con gia cầm) nên việc chi trả công cho nhân viên thực hiện kiểm soát giết mổ thấp, kéo theo nguồn lực trực tiếp thực hiện kiểm soát giết mổ cũng khó khăn.
Chăn nuôi lợn ở Khánh Hòa hiện phát triển khá mạnh nên việc xây khu giết mổ tập trung là cần thiết. Ảnh: Kim Sơ.
Tiếp tục chờ nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung
Ngày 29/7/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định 2094 về kế hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Sau đó, ngày 2/12/2022, tỉnh này tiếp tục ban hành Quyết định số 3324 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2094, theo đó đã xác định 6 khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gồm tại các địa điểm như xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh), xã Suối Tân (Cam Lâm); xã Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn), xã Ninh Sim (thị xã Ninh Hòa), phường Cam Nghĩa, (TP. Cam Ranh) và khu vực Giếng Nai, thôn Quảng Phước, xã Vạn Lương (Vạn Ninh).
Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 3516 về phê duyệt danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 và kêu gọi đầu tư 6 khu giết mổ tập trung trên cổng thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa.
Đến ngày 5/6/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 5471 về triển khai công tác xúc tiến đầu tư sau hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023, trong đó giao nhiệm vụ UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ đề xuất có thời gian và phân công đơn vị trình theo Quyết định 3660 ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành hướng dẫn thủ tục thực hiện dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với các dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách được UBND tỉnh phê duyệt.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: KS.
Theo ông Lê Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, hiện nay, khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung dùng chung cho TP Nha Trang và các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh tại xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh) đã có Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại-Chăn nuôi Nhân Thuận Phát đề xuất xây dựng dự án nhà máy giết mổ lợn với công suất 960 con/ngày. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Khánh Vĩnh đang triển khai thực hiện giải quyết hồ sơ đề nghị thực hiện dự án này.
Như vậy, đến nay dù đã triển khai công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư 6 khu giết mổ tập trung, song tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nào. Về vấn đề này, ông Lê Thắng cho rằng, do cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung chưa hấp dẫn, chưa khuyến khích được nhà đầu tư.
Trước tình hình trên, mới đây, Sở NN- PTNT Khánh Hòa đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao theo lộ trình, kế hoạch xây dựng giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu đến 2025 hình thành được mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia súc tại xã Sông Cầu đã có nhà đầu tư đề xuất phù hợp với quy hoạch sớm hoàn chỉnh, đánh giá hồ sơ và tham mưu UBND tỉnh chấp thuận đầu tư.
Đồng thời chỉ đạo UBND cấp huyện quyết liệt triển khai quản lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn, đảm bảo lộ trình đến cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh còn lại 69 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP, đồng thời chấm dứt hoạt động các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Kim Sơ
Nguồn: nongnghiep.vn
Theo ông Thắng, trong 6 tháng đầu năm nay, thanh tra chuyên ngành Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành thanh, kiểm tra 23 cơ sở giết mổ trên địa bàn TP Nha Trang, Cam Ranh và huyện Vạn Ninh, đồng thời tiến hành lấy 13 mẫu thịt tươi (9 mẫu thịt lợn, 2 mẫu thịt bò, 2 mẫu thịt gia cầm) để kiểm tra 24 chỉ tiêu như vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Salmonella spp và dư lượng kháng sinh Tetracycline; chất Salbutamol; chất Clenbuterol. Kết quả đa số các cơ sở giết mổ đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật và tất cả các mẫu đều đạt chất lượng. Tuy nhiên vẫn có 2/13 mẫu nhiễm vi sinh vật nhưng trong giới hạn cho phép.
- giết mổ tập trung li>
- cơ sở giết mổ tập trung li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất