[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thỏ là vật nuôi có khả năng tiêu hóa đến 70% thức ăn thô xanh. Thỏ ăn được rau, cỏ… các loại phụ phẩm của nông nghiệp, không cạnh tranh với thức ăn người so với nhiều loại gia súc, gia cầm khác.
Phù hợp với chăn nuôi nông hộ
Theo PGS TS Lê Thị Thúy, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam cho biết, thỏ dễ nuôi, ít bệnh tật, thích nghi với mọi vùng khí hậu khác nhau, mọi người có thể nuôi được; có thể tận dụng được lao động lúc nhàn rỗi trong nông thôn, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ, ít gây ô nhiễm môi trường.
Chi phí ban đầu để chăn nuôi thỏ thấp, quay vòng vốn nhanh. Một con thỏ mẹ nặng 2.5-3,0kg trong 1 năm có thể sản xuất ra 80-90kg thỏ thịt (thỏ đẻ 5-6 lứa/năm). Ngoài ra, có thể cung cấp da và dược liệu. Con thỏ phù hợp với định hướng, chiến lược của Bộ NN&PTNT về tính đa dạng hóa của sản phẩm vật nuôi, giảm tiêu thụ thịt lợn.
Chăn nuôi thỏ theo phương thức công nghiệp tại Sóc Sơn – Hà Nội
Có nhiều tiềm năng
Thịt thỏ là một loại thịt sạch có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng Cholesteron thấp hơn các loại gia súc, gia cầm khác. Tính chất sạch của loại thịt này xuất phát từ nguồn thức ăn, nước uống chăn nuôi thỏ phải được đảm bảo nếu không con thỏ sẽ chết. Thịt thỏ phù hợp với mọi đối tượng sử dụng, có thể cạnh tranh về tính độc đáo, chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao đối với thực phẩm an toàn. Chính vì vậy, thịt thỏ có thể được coi như một dòng thịt hữu cơ, sẽ có chỗ đứng vững trên thị trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Bà Thang Thị Thanh Hoa – Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội, hiện nay, trên thị trường thỏ, riêng Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội, sản lượng cung cấp ra thị trường trong 3 năm gần đây nhất đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2015, Công ty cung cấp chỉ 500-600 con/ngày; năm 2016 từ 800-1000 con/ngày; năm 2017 là 1200 con/ngày; đến năm 2018 tăng vọt lên 1800-2000 con/ngày. Dự báo, với tốc độ gia tăng như vậy, công ty cần một sản lượng ổn định tương đương 3000-4000 con/ngày từ 2019-2020 trở đi. Con số này sẽ ngày càng gia tăng nếu ổn định được cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thực phẩm nội địa và cho xuất khẩu.
Sản phẩm của thỏ có thể chế biến thành nhiều dược phẩm phục vụ con người như sản xuất vắc xin phòng bệnh sởi – rubella (MR), hay phủ tạng như ruột thỏ làm chỉ khâu khi phẫu thuật trong y học. Nhu cầu nguyên liệu từ nhà máy sản xuất dược phẩm của Công ty Nippon Zoki Nhật Bản để sản xuất vắc xin phòng bệnh cho một số người. Nhà máy này tại Việt Nam có công suất tối đa 5000 con/ngày. Hiện nay, nhà máy này đang thu mua thỏ mới để sản xuất thử nghiệm. Tính đến tháng 10/2018 chỉ mới đạt 30% công suất (1100 con/ngày). Khi đi vào sản xuất, công suất cần đạt 5000 con/ngày.
Chăn nuôi thỏ cũng đã xuất hiện mô hình liên kết theo chuỗi đáng để học hỏi, điển hình như đối với HTX Thanh niên Tân Linh (Thái Nguyên). Theo ông Nguyễn Văn Quảng – Giám đốc HTX, tới cuối tháng 2/2019, HTX đã có hơn 5.400 thỏ nái, mỗi tháng cho ra thị trường từ 11.000-12.000 thỏ thương phẩm. Trong đó, có từ 1.500 – 2.000 thỏ thịt được bán sống ra thị trường, 5.000 – 7.000 thỏ móc cung cấp cho nhà hàng, khách sạn, đơn vị tổ chức sự kiện, số còn lại dùng làm xúc xích, giò, và chế biến các sản phẩm đóng gói bán các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch.
Chưa được đầu tư
Cũng theo PGS TS Lê Thị Thúy, theo thống kê chưa đầy đủ tại Việt Nam, ước tính có khoảng 5 triệu con thỏ đang được nuôi chủ yếu tại các nông hộ và các trang trại nhỏ. Mặc dù có nhiều lợi thế , nhưng trong nhiều trong năm qua, con thỏ hầu như bị bỏ qua, chưa thực sự được quan tâm từ Nhà nước, chưa có hướng dẫn cụ thể vễ kỹ thuật, chăn nuôi thú y cho các loại thỏ. Các giống thỏ từ xa xưa đang bị đồng huyết, năng suất giảm,thoái hóa về giống nặng nề và chưa có quy trình vắc xin phòng bệnh đồng bộ.
Cũng theo Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam, về mặt kĩ thuật chăn nuôi, đây là con vật chưa nhiều người có kinh nghiệm chọn lọc giống và không biết cách đánh số tai thỏ để quản lý lai lịch phối giống, nên dẫn tới một vài lứa là bị cận huyết, đồng huyết nên thỏ con đẻ ra èo uột, ốm yếu, nấm ghẻ, dị tật bẩm sinh; cùng với đó, tỷ lệ nuôi sống thấp, trọng lượng xuất chuồng sau 3 tháng không đủ 2,3-2,5kg/con, không đủ biểu cân xuất cho Nhật.
Chính vì vậy, Cuộc thi Hoa hậu thỏ các tỉnh phía Bắc nhằm mục đích giúp bà con nông dân biết cách chọn lọc giống thỏ tốt có năng suất cao và tạo ra một sân chơi để giao thoa các vùng giống, chống đồng huyết và cận huyết.
Hai là, vấn đề thức ăn chuyên dùng cho thỏ mới, có ít công ty có thể sản xuất đủ tiêu chuẩn. Người nông dân nuôi thỏ vẫn “Ông nuôi cám gà, bà nuôi cám vịt, cám bò, cám lợn”. Do vậy, nhiều đàn thỏ mới nhập về cho ăn cám dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi ỉa chảy chết hàng loạt như ở Hương Sơn (Hà Tĩnh 2016) và nhiều trại thỏ khác cũng xảy ra.
Thứ ba, đó là hệ thống thu mua thỏ của công ty dược phẩm Nhật sau khi lãnh đạo đầu tiên về nghỉ hưu thì bị xáo trộn. Công ty chưa tìm ra được những nhân viên cung ứng, thu mua thỏ có đủ tâm – tầm –tài để tổ chức thu mua thỏ cho bà con nông dân. Cùng với đó, họ thường mua bán chộp giật, qua cầu rút ván, không có trước, có sau, lấy lợi ích nhóm và cá nhân để điều tiết thị trường thu mua thỏ. Ngoài ra, họ còn trả chậm và trả rẻ hơn giá trị trường, kế hoạch thu mua thỏ không rõ ràng, không có kế hoạch, lúc thừa, lúc thiếu nên để các đầu nậu thao túng thị trường làm cho bà con nông dân không yên tâm, chưa tin tưởng vào công ty khi tham gia dự án.
Theo PGS TS Lê Thị Thúy (Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam – ảnh): Để phát triển ngành chăn nuôi thỏ bền vững, việc hỗ trợ đồng bộ khép kín và chuyên sâu mọi mặt lên tầm quốc gia từ trang trại tới bàn ăn, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất ở tất cả các khâu để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và phát triển kinh tế bền vững là việc làm rất cần thiết hiện nay để trong nghề chăn nuôi thỏ của nước ta. Đây hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành chăn nuôi mới có hiệu quả kinh tế lớn cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
- chăn nuôi thỏ li>
- kỹ thuật nuôi thỏ li> ul>
9 Comments
Để lại comment của bạn
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cảm ơn đã chia sẻ những kinh nghiệm .Tôi đang có nhu cầu phát triển quy mô nuôi Thỏ hãy giúp tôi. 0945533455
Đam mê về thỏ đã lâu.năm nay e 23 tuổi và cần một môi trường học tập và làm việc để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Đam mê chăn nuôi từ nhỏ muốn mở rộng chăn nuôi thỏ nhưng chưa có khkt và đầu ra nên đang băn khoăn mong được sự tư vấn qua sđt 082 220 4849 và nhiều chia sẻ hay từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn!
E chào mọi người ạ!
Cho e xin đc tư vấn về đầu ra khi nuôi thỏ ạ
E cám ơn ạ.
E chưa có kinh nghiệm chăn nuôi. Nay xin đc tư vấn về kinh nghiệm chăn nuôi thỏ và thị trường đầu ra cho thỏ
E xin cảm ơn ạ
Cần có định hướng đầu ra ổn đinh cho người chăn nuôi thỏ chuyên nghiệp, để an tâm sản xuất cho ra giá thành sản xuât và chất lượng thỏ tốt nhất.
Dịch bệnh bị mất việc làm.Tìm hiểu thấy nuôi thỏ có cơ hội phát triển được.Nay xin đc tư vấn về kinh nghiệm chăn nuôi thỏ và thị trường đầu ra cho thỏ. Rất mong được hồi âm. 0975765908.cảm ơn rát nhiều.
Cùng mối quan tâm đến đầu ra cho thỏ thành phẩm.Xin được tư vấn. Đt: 0937019699. Xin cảm ơn.
Cũng muốn được tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi thỏ thương phẩm và thỏ sinh sản, và đầu ra cho thị trường thỏ thịt. Trước kia gia đình cũng nuôi 40 con thỏ do bắt giống một nhà nên thỏ đẻ bị cận huyết với lại không biết cách làm nên thỏ mẹ không cho thỏ con ăn sữa nên thỏ con bị chết, bây giờ muốn được tư vấn cụ thể để được bắt tay vào chân chăn nuôi thỏ tốt hơn. Mong được tư vấn của các chuyên gia về kinh nghiệm số điện thoại 0388515226 xin được cảm ơn.