Thú y xã căng mình tiêm vacxin trước mùa mưa bão - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thú y xã căng mình tiêm vacxin trước mùa mưa bão

    Mùa mưa bão đã cận kề, Bình Định dồn lực kiểm soát dịch bệnh đàn vật nuôi trên địa bàn để có sản phẩm cung ứng cho thị trường trong mùa giáp tết sắp tới.

    Ngành thú y Bình Định tích cực tiêm phòng vacxin cho đàn heo. Ảnh: V.Đ.T.

     

    Tăng cường công tác tiêm phòng

     

    Theo ngành chức năng Bình Định, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh này tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi được thực hiện nghiêm, dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi mạnh dạn tái đàn nhằm phục vụ cho thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

     

    Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, tính đến hết tháng 8/2023, tổng đàn bò ở Bình Định đạt hơn 307.000 con, tăng 3,7% so cùng kỳ, đàn heo hơn 682.000 con (chưa kể heo con theo mẹ), tăng 2,3% và đàn gia cầm 9,7 triệu con, tăng 10,8%.

     

    “Tổng đàn vật nuôi tăng là nhờ công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi ở Bình Định đạt hiệu quả cao nên kiểm soát được dịch bệnh. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng khả quan hơn thời gian trước đây, giá bán sản phẩm cũng tăng nhẹ và duy trì ổn định, khiến người chăn nuôi mạnh dạn tái đàn”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định chia sẻ.

     

    Việc kiểm soát dịch bệnh đàn vật nuôi ở Bình Định được thực hiện theo kiểu phòng từ xa. Đặc biệt là công tác tiêm phòng được ngành chức năng triển khai mạnh mẽ, nghiêm túc, nhất là thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khử khuẩn, tiêu độc sát trùng. Bên cạnh đó, ngành thú y các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng bệnh cho gia súc, gia cầm để đảm bảo duy trì hiệu lực, kịp thời phát hiện bệnh để khống chế, không để lây lan thành dịch.

     

    Trong những ngày này, ngành thú y huyện Phù Cát đang nỗ lực triển khai tiêm vacxin phòng bệnh gia súc, gia cầm đợt 2/2023. Đợt tiêm phòng này sẽ diễn ra từ ngày 15/9 đến hết tháng 12/2023.

     

    Đối với gia cầm, ngành chức năng huyện Phù Cát tiếp tục tiêm phòng khép kín gà, vịt trong diện tiêm đến hết tháng 12/2023. Tiêm vacxin phòng bệnh lở mồm long móng trâu, bò từ ngày 15/9-15/10. Riêng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục tổ chức tiêm cho đàn bê, nghé mới sinh và số trâu, bò chưa được tiêm phòng từ nay đến hết tháng 12/2023.

     

    Đến nay, Phù Cát đã phân bổ cho các xã, thị trấn trên 47.000 liều vacxin lở mồm long móng và gần 20.000 liều vacxin viêm da nổi cục. Phù Cát phấn đấu tiêm vacxin phòng bệnh lở mồm long móng trâu, bò đạt từ 92% trở lên.

     

    Thú y xã phải làm việc gấp đôi sức mình

     

    Xã Cát Trinh là 1 trong những địa phương có đàn vật nuôi lớn nhất huyện Phù Cát (Bình Định) với tổng đàn trâu, bò 4.600 con, đàn heo 6.000 con và đàn gia cầm 50.000 con.

     

    Theo anh Nguyễn Văn Mười, nhân viên thú y xã Cát Trinh, trước đây, lúc còn hệ thống thú y thôn, thú y xã Cát Trinh cũng đã rất vất vả trong công tác tiêm phòng. Bởi, xã Cát Trinh chỉ có 4 thôn, mỗi thôn có 1 nhân viên thú y, trong khi đàn vật nuôi của xã nhiều nhất huyện nên lực lượng thú y phải làm việc hết công suất mới hoàn thành nhiệm vụ.

     

    Các xã khác có nhiều thôn, đồng nghĩa có nhiều thú y thôn, nhưng đàn vật nuôi lại thấp hơn xã Cát Trinh nên lực lượng thú y ở các xã này nhẹ việc trong những đợt tiêm phòng.

     

    “Ví như xã Cát Tân có đến 9 – 10 thôn nhưng tổng đàn vật nuôi thấp hơn xã Cát Trinh. Hoặc như xã Cát Hanh có 12 thôn, xã Cát Tài cũng 12 thôn đồng nghĩa các xã này có 12 thú y thôn, nhưng tổng đàn vật nuôi thấp hơn xã Cát Trinh nên mỗi khi bước vào đợt tiêm phòng lực lượng thú y ở đây rất nhẹ việc”, anh Nguyễn Văn Mười cho hay.

    Nhân viên thú y xã ở huyện Phù Cát (Bình Định) phải làm việc gấp đôi sức mình mới hoàn thành nhiệm vụ tiêm phòng. Ảnh: V.Đ.T.

     

    Đó là nói thời điểm còn lực lượng thú y thôn, sau ngày 1/9/2023, các địa phương ở Bình Định đồng loạt xóa thú y thôn, công việc tiêm phòng dồn hết cho thú y xã. Trong khi thời gian tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho trâu, bò đợt 2/2023 khống chế từ 15/9 – 15/10/2023 phải hoàn thành.

     

    Không kham nổi đàn trâu, bò 4.600 con, anh Mười phải đi năn nỉ từng thú y thôn phụ việc với mình công tác tiêm phòng. Trong khi những thú y thôn đang cảm thấy mình bị thất sủng đâm ra chán nãn, vận động họ quay lại với công việc cũ không dễ dàng gì. Thêm vào đó, chế độ phụ việc cho thú y xã trong công tác tiêm phòng chưa rõ ràng nên càng khó vận động hơn.

     

    “Văn bản chỉ đạo của UBND huyện có nói là sẽ nghiên cứu hỗ trợ cho nhân viên thú y trong công tác tiêm phòng, nhưng không nói rõ mức hỗ trợ 1 ngày công bao nhiêu tiền. Để chữa cháy đợt tiêm phòng tiêm phòng này, khi đi vận động thú y thôn tham gia công tác tiêm phòng, tôi phải hứa với anh em là nếu mức hỗ trợ không đạt ngày công tôi sẽ trích phụ cấp của tôi bù cho anh em. Trong bối cảnh này tôi phải làm việc gấp đôi sức mình mới có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêm phòng đợt 2/2023”, anh Nguyễn Văn Mười, thú y xã Cát Trinh chia sẻ.

     

    Vũ Đình Thung

    Nguồn: nongnghiep.vn

    “Thời gian dài dịch bệnh trên đàn vật nuôi ở huyện Phù Cát được khống chế nên nhiều hộ chăn nuôi phát sinh tâm lý chủ quan. Trước khi bước vào đợt tiêm phòng, ngành chức năng phải đi vận động các hộ chăn nuôi để vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ. Có như vậy mới bảo vệ được đàn vật nuôi trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, hiện mức hỗ trợ cho nhân viên thú y trong công tác tiêm phòng chưa có, chúng tôi tạm thời vận động thú y thôn tham gia với mức hỗ trợ 150.000 đồng/ngày. Mức hỗ trợ này là quá thấp so với ngày công kỹ thuật nên rất khó vận động, phải đánh động lòng yêu nghề thì họ mới tham gia”, anh Đoàn Văn Sang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát, chia sẻ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.