Thực trạng nền kinh tế Nga qua việc xóa thuế nhập khẩu trứng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Thực trạng nền kinh tế Nga qua việc xóa thuế nhập khẩu trứng

    Vào tháng 12 năm ngoái, giá trứng ở Nga tăng 60% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện sự mất cân bằng của nền kinh tế Nga trong thời chiến.

     

    Để thấy rõ tác động của cuộc chiến tại Ukraine tới nền kinh tế Nga, người ta chỉ cần nhìn một hộp trứng. Thời gian gần đây, loại thực phẩm thiết yếu này đã lâm vào tình trạng thiếu hụt, khiến giá cả tăng vọt và người Nga phải xếp hàng dài để mua hàng.

     

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai xin lỗi, thừa nhận rằng cú sốc giá trứng là thất bại của chính phủ. Tháng trước, giới truyền thông đưa tin trang trại của người mang biệt danh “Vua trứng” bị điều tra vì giá cả cao.

     

    Dữ liệu mới nhất cho thấy vào tháng 12/2023, giá trứng của Nga cao hơn cùng kỳ năm trước tới 60%. Đà tăng gây sốc của giá trứng là minh chứng cho những rắc rối của nền kinh tế Nga.

     

    Ảnh hưởng bởi cấm vận của phương Tây

     

    Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã xáo trộn chuỗi cung ứng thiết bị nông nghiệp, khiến ngành chăn nuôi gia cầm Nga sa sút.

     

    Trước đây, Nga chủ yếu nhập khẩu  những thiết bị nông nghiệp từ châu Âu. Đồng ruble suy yếu khiến việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm thú y trở nên đắt hơn. Một số nhà cung cấp không thể thuê đủ nhân công vì tình trạng thiếu hụt lao động . 

     

    Trong khi đó, các chương trình chi tiêu tài khoá lớn của chính phủ khiến tiền lương tăng, thúc đẩy nhu cầu thực phẩm và các hàng hóa khác.

     

    Giờ đây, cú sốc giá trứng là bằng chứng cho thấy sự mất cân bằng của nền kinh tế Nga trong thời chiến. Năm ngoái, Nga gây bất ngờ khi GDP  tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh Moscow đẩy mạnh sản lượng quốc phòng và tung ra các khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

    Song, sự hào phóng của chính phủ đã khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Kết quả là lạm phát của Nga tăng lên mức 7,4% vào năm ngoái, cao hơn gần gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương.

     

    Các nhà kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Nga sẽ chậm lại khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất và các lệnh trừng phạt tiếp tục cản trở nền kinh tế.

     

    Ông Alexandra Prokopenko, cựu quan chức ngân hàng trung ương Nga, nhận xét: “Chính phủ Nga giống như một nhóm lính cứu hỏa chạy từ đám cháy nhỏ này đến cháy nhỏ khác vì họ không thể khống chế lạm phát”.

     

    Cuộc khủng hoảng giá trứng còn cho thấy chính phủ Nga đang phải vật lộn để cân bằng các ưu tiên kinh tế vốn mâu thuẫn nhau, bao gồm việc tài trợ cho cuộc chiến với Ukraine, ngăn công chúng bất mãn và duy trì sự cân bằng của nền kinh tế (bao gồm mục tiêu ổn định giá cả).

     

    Ông Prokopenko bình luận: “Đây là bộ ba bất khả. Để đạt hai mục tiêu đầu tiên, chính phủ cần chi tiêu nhiều hơn, nhưng việc ấy lại dẫn tới lạm phát cao và ngăn cản mục tiêu thứ ba”.

     

    Nguy cơ lớn

     

    Lạm phát là nỗi lo của Tổng thống Vladimir Putin trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra vào tháng 3. Theo tờ Wall Street Journal, dòng người xếp hàng dài để mua trứng trước kỳ nghỉ lễ năm mới hẳn đã gợi cho các cử tri nhớ về cảnh hàng hóa khan hiếm thời Xô Viết.

     

    Một số siêu thị ở Siberia và Crimea bán trứng riêng lẻ thay vì theo hộp, với giá khoảng 12 ruble (tương đương gần 3.200 đồng) mỗi quả. Một quan chức địa phương tặng các hộp trứng cho nhân viên vào dịp nghỉ lễ.

     

    Trên Telegram – mạng xã hội phổ biến ở Nga, rất nhiều người dùng bày tỏ lo ngại về việc không mua được trứng hay mẹo để mua được trứng với giá rẻ hơn.

     

    Một người dùng viết: “Mọi người liên tục nói về Bitcoin, nhưng đúng ra chúng ta cần đầu tư vào trứng”.

     

    Sau khi Tổng thống Putin nhận định cú sốc giá trứng là do chính phủ không nhập khẩu hàng đủ và kịp thời, giới chức đã nhanh chóng vào cuộc.

     

    Nga tăng cường đặt trứng từ Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, đồng thời xóa thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Nhà chức trách cũng tiến hành điều tra chống độc quyền đối với các nhà sản xuất trứng và thịt gà.

     

    Tuy nhiên, có một vấn đề khó giải quyết hơn là Nga đang thiếu vắc xin. Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến việc nhập khẩu vắc xin trở nên khó khăn. Một bác sĩ thú y ở St. Petersburg cho biết: “Gà bị bệnh vì không được tiêm vắc xin. Do gà bị nuôi nhốt theo đàn nên khi một con mắc bệnh thì gần như cả đàn đều nhiễm”.

     

    Bà Tatiana Orlova, nhà kinh tế hàng đầu về thị trường mới nổi tại Oxford Economics, nói rằng trứng là cấu phần tương đối nhỏ trong rổ hàng hóa tính giá tiêu dùng nhưng mọi người có xu hướng chú ý đến những mặt hàng tăng giá mạnh. Hiện tượng đó thường sẽ kéo kỳ vọng lạm phát đi lên. Vị chuyên gia dự báo lạm phát giá trứng ở Nga sẽ sớm ổn định nhưng giá vẫn sẽ duy duy trì ở mức cao.

     

    Tháng trước, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 16%, cao hơn gấp đôi so với 6 tháng trước đó, nhằm chặn đà tăng của giá cả. Lãi suất cao sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Focus Economics cho biết dự báo chung của các ngân hàng hiện nay là tăng trưởng GDP Nga sẽ giảm tốc từ gần 3% trong năm 2023 xuống 1,4% trong năm 2024.

     

    Bảo Long

    Nguồn: taichinhdoanhnghiep.net.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.