Tiến tới Đại hội đại biểu Hội Chăn nuôi Việt Nam nhiệm kỳ VI (2017 - 2022) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tiến tới Đại hội đại biểu Hội Chăn nuôi Việt Nam nhiệm kỳ VI (2017 – 2022)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ban Thường vụ Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam đã quyết định sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ VI tại Hà Nội vào nửa cuối tháng 4/2017. Đây là sự kiện trọng đại của Hội. Các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ VI, đảm bảo kế thừa và phát huy truyền thống, phấn đấu hoạt động tích cực và có hiệu quả, góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà!

    Tiến tới Đại hội đại biểu Hội Chăn nuôi Việt Nam nhiệm kỳ VI (2017 - 2022)Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Hội đã không ngừng lớn mạnh

     

    Hội Chăn nuôi Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 127 ngày 19/4/1991 của Chính phủ, là tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn nhất của ngành chăn nuôi, hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Hội là tổ chức đại diện cho tiếng nói của những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan tới ngành chăn nuôi (sản xuất, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo, quản lý…) bao gồm các cá nhân, tổ chức (Việt Nam và tổ chức có yếu tố nước ngoài hoạt động liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên lãnh thổ Việt Nam).

     

    Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Hội đã không ngừng lớn mạnh. Tại thời điểm tháng 2/2017, số thành viên của Hội là trên 200. Trong đó, có 30 tỉnh, thành Hội; 28 chi Hội và nhiều tổ chức, đơn vị là các doanh nghiệp, trang trại, trung tâm, viện nghiên cứu, đào tạo …hoạt động liên quan tới sản xuất, dịch vụ, kinh doanh liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể như: chăn nuôi gia súc gia cầm giống và thương phẩm, sản xuất TĂCN, sản xuất thuốc thú y, giết mổ chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, thiết bị, tư vấn, chuyển giao, đào tạo, dịch vụ kỹ thuật… cùng một số cá nhân là các chuyên gia đã và đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu, kỹ thuất, đào tạo, sản xuất, thương mại…Tổng số hội viên từ trung ương tới các tỉnh thành là trên 18.000 người.

     

    Tháng 3/2017 là thời điểm kết thúc của nhiệm kỳ V (2012-2017).

     

    Theo Điều lệ của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam đã quyết định sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ VI tại Hà Nội vào nửa cuối tháng 4/2017.

     

    Đây là sự kiện trọng đại của Hội Chăn nuôi Việt Nam. Đại hội VI sẽ tập trung các nội dung cơ bản sau đây:

     

    1. Đánh giá kết quả hoạt động của Hội Chăn nuôi qua 5 năm của nhiệm kỳ, kiểm điểm những việc làm được, phân tích những yếu kém tồn tại, rút ra những bài học kinh nghiệm…

     

    2. Thông qua Phương hướng hoạt động của 5 năm tiếp theo: 2017-2022.

     

    3. Thông qua Điều lệ bổ sung và sửa đổi.

     

    4. Bầu nhân sự mới của nhiệm kỳ VI bao gồm: Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và Trưởng ban Kiểm soát.

     

    Các đại biểu dự Đại hội trong tâm thế vui mừng và tự hào về kết quả hoạt động toàn diện của nhiệm kỳ qua, có thể nhấn mạnh những kết quả nổi bật như:

     

    – Bước đầu đổi mới hoạt động của Hội Chăn nuôi theo sát các yêu cầu hoạt động của tổ chức Hội, Hiệp hội theo yêu cầu hiện nay. Ưu tiên hoạt động của Hội chăn nuôi ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh, theo hướng bám sát sản xuất, thị trường và kịp thời kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách. Chú trọng hoạt động tư vấn và phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ và hoạt động tuyên truyền, báo chí.

     

    – Ban hành các quy chế, quy định cần thiết cho hoạt động của Hội và các đơn vị trực thuộc Hội. Qua đó, tạo nền nếp hoạt động đảm bảo công khai, dân chủ, tự giác và gắn trách nhiệm với hiệu quả từng công việc.

     

    – Phát triển hội viên khá tốt. Trong 5 qua, Hội đã kết nạp thêm 54 hội viên mới trực thuộc trung ương Hội. Trong đó, có 11 Hội/Hiệp hội cấp tỉnh, thành phố, thành lập mới 3 Chi hội Chăn nuôi tại 3 Trường Đại học (Thái Nguyên, Cần Thơ và Trà Vinh), 22 doanh nghiệp và 18 cá nhân là các chuyên gia quản lý, kỹ thuật trong ngành chăn nuôi.

     

    – Quan tâm và theo sát tình hình sản xuất chăn nuôi; kịp thời và chủ động phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của người sản xuất, kinh doanh trong ngành chăn nuôi; bàn và kiến nghị các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và từng bước phát triến chăn nuôi bền vững. Rất nhiều ý kiến tư vấn, phản biện của Hội chăn nuôi đã được người sản xuất và nhà quản lý đánh giá cao, kịp thời, có tác dụng thiết thực. Hội Chăn nuôi đã luôn cố gắng và có trách nhiệm cao đóng góp các ý kiến tư vấn, các khuyến nghị với lãnh đạo Bộ NN&PTNT; thường xuyên trao đổi thông tin, góp ý với các Cục, Vụ chức năng của Bộ nhằm từng bược giải quyết khó khăn cho ngành chăn nuôi và Phát triển chăn nuôi bền vững, tăng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.

     

    – Quan tâm cải thiện các mối quan hệ với các địa phương, các ngành, các cấp; bước đầu củng cố và tạo dựng mối quan hệ thường xuyên, liên tục với các tỉnh, thành hội, chi hội và các hội viên trong cả nước. Được các Bộ, ngành, địa phương ủng hộ Hội Chăn nuôi, tạo điều kiện trong hoạt động. Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế trong đó, có nhiều Đại sứ quán tại Hà Nôi; các Hội, Hiệp hội và Công ty nước ngoài. Uy tín và vị thế của Hội nhờ đó đang được nâng lên. Sự ủng hộ của Chính phủ, Liên hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, các bộ, ngành, các địa phương ngày càng tăng. Giai đoạn 5 năm 2012 – 2017, Hội Chăn nuôi đã được đánh giá là Tổ chức xã hội nghề nghiệp có nhiều đổi mới trong hoạt động và có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của ngành Chăn nuôi. Vị thế và uy tín của Hội được nâng lên nhiều so với các giai đoạn hoạt động trước đây.

     

    – Những đổi mới có hiệu quả của Tạp chí KHKT Chăn nuôi và cùng với Đặc san Chăn nuôi Việt Nam đã và đang góp phần nâng cao uy tín của Hội Chăn nuôi. Tạp chí KHKT Chăn nuôi đang được người chăn nuôi cả nước, các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y đánh giá là Tạp chí đầu ngành có uy tín cao và đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nước nhà.

     

    – Ban Thường vụ duy trì họp thường xuyên hàng quý và có các quyết định kịp thời nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Hội. Thường trực Hội đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo mọi hoạt động của Hội, liên tục đổi mới hoạt động, chú trọng xây dựng mối quan hệ với các Hội thành viên, với các hội viên; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, các cấp và tìm các nguồn thu để cân đối nhu cầu thu-chi hàng năm và quan tâm tới thu nhập của người lao động tại văn phòng Hội.

     

    – Hoạt động tài chính khá tốt, tăng đáng kể tiềm lực tài chính (tăng trên 3 lần so với đầu nhiệm kỳ).

     

    Nhiệm kỳ qua, riêng tập thể Hội chăn nuôi Việt Nam đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì (2012) cho Hội Chăn nuôi; Huân chương lao động hạng Ba (2013) cho Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Hội Chăn nuôi Việt nam cũng được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 03 Cờ Thi đua xuất sắc của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, 01 Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ NN& PTNT, một số Bằng khen của bộ ngành và địa phương.

     

    Tại Đại hội tới đây, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ VI, đảm bảo kế thừa và phát huy truyền thống của 25 năm xây dựng và phát triển Hội, phấn đấu hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

     

    TS. Đoàn Xuân Trúc

    Phó Chủ tịch Thường trực

    kiêm Tổng Thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Nhiệm kỳ VI tới đây, Hội Chăn nuôi cũng như các Hội, Hiệp hội khác sẽ có cơ hội thuận lợi hơn cho hoạt động khi “Luật về hội” được Quốc hội khóa 14 thông qua và sẽ được thụ hưởng từ những thay đổi, đổi mới về thể chế, chính sách trong quá trình tham gia Hội nhập của đất nước. TS Đoàn Xuân Trúc chia sẻ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.