Tổng cục Hải quan đề nghị nghiên cứu điều chỉnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi để đảm bảo tất cả các dạng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc áp dụng cùng mức thuế suất 1%.
Vài ngày gần đây, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và 15 doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi lần lượt có văn bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính phản ánh việc không thể tiếp cận chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương.
Cụ thể, Nghị định 144/2024/NĐ-CP quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Tuy nhiên, từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%.
Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực (1.12.2022 – PV), các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).
“Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý”, các doanh nghiệp đánh giá.
Xung quanh bất cập nêu trên, trao đổi với PV, bà Đào Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính), cho biết mặt hàng khô dầu đậu tương có nhiều dạng khác nhau.
Trong Nghị định 144, mã số hàng hóa 23040090 là loại khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc ở dạng bột mịn, dạng viên, dạng thanh, dạng khối, đang áp dụng thuế suất 1%; còn mã 23040029 là dạng bột thô, đang áp dụng thuế suất 2%.
“Các doanh nghiệp nhập khẩu dạng bột thô thì chưa được hưởng thuế suất 1%. Tổng cục Hải quan là đơn vị tổ chức thực hiện. Cơ quan hải quan địa phương cơ bản làm đúng theo quy định”, bà Hương nhấn mạnh.
Đề nghị áp dụng đồng nhất thuế suất 1%
Lãnh đạo Cục Thuế xuất nhập khẩu lý giải thêm, giai đoạn trước đây, mã số hàng hóa 23040090 bao gồm tất cả các dạng khô dầu đậu tương.
Tuy nhiên, kể từ năm 2022 đến nay, các nước ASEAN đã tiến hành chia tách dạng bột thô của khô dầu đậu tương thành các mã số riêng tại Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2022. Theo đó, Việt Nam đã tuân thủ và áp dụng chính thức từ ngày 30.12.2022.
Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp mới đây, cơ quan hải quan đã tiếp xúc, lắng nghe các ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp liên quan tới mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu dạng thô (mã số 23040029 – PV).
“Chúng tôi vừa có công văn chuyển sang Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đề nghị xem xét để điều chỉnh giảm thuế cho cả mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số 23040029, đảm bảo tất cả các dạng của khô dầu đậu tương đều được hưởng ưu đãi”, bà Hương nói.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí nghiên cứu tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp điều chỉnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng khô dầu đậu tương thuộc mã số 23040029 từ 2% xuống 1%, bằng với thuế suất của mặt hàng khô dầu đậu tương thuộc nhóm 23040090 để đảm bảo bao quát tất cả các dạng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc áp dụng cùng mức thuế suất.
M.N
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất