Nội dung mới của đề án là có cung cấp các công cụ hỗ trợ để điện tử hóa chu trình VietGAP, giúp các trang trại làm ăn chân chính phát triển bền vững.
Tp. Hồ Chí Minh triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng. Ảnh minh họa: Phương Anh/TTXVN
Tiếp theo việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn và rau củ, quả đạt kết quả bước đầu, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục làm việc với các đơn vị sản xuất kinh doanh và phân phối trên địa bàn thành phố cũng như một số tỉnh thành lân cận triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng.
Tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan ngày 9/2, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng sẽ có sự tham gia của bốn chủ thể là trại cung cấp con giống, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ và đơn vị thương mại.
Trong đó, truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm khác với đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn là thực hiện truy xuất từ con giống cho đến tay người tiêu dùng. Còn đối với sản phẩm trứng gia cầm sẽ được truy suất từ khâu chăn nuôi cho đến tay người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, trong thời gian qua thực hiện chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, các sở ngành liên quan đã nỗ lực triển khai các Đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn và rau củ, quả. Dựa trên cơ sở thành công bước đầu và kinh nghiệm từ các Đề án đã triển khai, Sở Công Thương tiếp tục chủ trì triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng trong thời gian tới.
Những Đề án này không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh của doanh nghiệp, xây dựng uy tín thương hiệu.
Từ đó, góp phần lành mạnh và minh bạch thị trường tiêu dùng, hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo giá trị cho sản phẩm Việt.
Nội dung mới của đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng so với những Đề án truy suất đã triển khai trước đó là có cung cấp các công cụ hỗ trợ để điện tử hóa chu trình VietGAP, giúp các trang trại làm ăn chân chính phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng thực hiện ghi chép điện tử tự động, có hệ thống quản lý kho điện tử…
Đặc biệt, đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng được xây dựng chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn VietGAP và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hành của Việt Nam .
Ông Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thịt gia súc, gia cầm gặp thách thức về việc đầu tư thực hiện VietGAP do quy trình phức tạp và chi phí cao.
Tuy nhiên, khi tham gia Đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng, các đơn vị có cơ hội được hỗ trợ để ứng dụng điện tử hóa chu trình VietGAP. Nếu đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm của nhà sản xuất không chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa, mà đây còn là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào thị trường quốc tế.
Sau các đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn và rau củ, quả, đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng được kỳ vọng giúp người dân có thêm cơ hội tiếp cận được những mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn vệ sinh thực phẩm./.
Mỹ Phương/TTXVN
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất