[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2024, trong thời gian từ ngày 01 – 31/03/2024.
Đó là nội dung có trong công văn số 1141 BNN-TY về việc triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024 do Bộ NN&PTNT ban hành ngày 20/02/2024.
Theo báo cáo của các Cơ quan Quản lý chuyên ngành thú y địa phương, từ đầu năm đến ngày 19/02/2024, cả nước đã xảy ra 04 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 04 tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Long An và Tiền Giang với số gia cầm mắcbệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là 6.663 con; 69 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 18 tỉnh với tổng số lợn tiêu hủy là 2.519 con; 07 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Tiền Giang với tổng số 08 con trâu, bò mắc bệnh và 01 con bị chết phải tiêu hủy; 03 ổ dịch Lở mồm long móng tại 02 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình với số gia súc mắc bệnh là 117 con, số chết và tiêu hủy là 53 con.
Thông qua kết quả giám sát chủ động, bị động và giải trình tự gen của các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm cho thấy các loại mầm bệnh này còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm tăng mạnh để phục vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, kết hợp với thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi nên nguy cơ các loại dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời để ngăn ngừa bệnh truyền lây từ động vật sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp của địa phương tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2024, trong thời gian từ ngày 01 – 31/03/2024. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; trong đó, tập trung những nội dung sau:
UBND cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của địa phương và UBND các cấp triển khai thực hiện; bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; chỉ đạo tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý.
Chính quyền cấp xã tổ chức các đội tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống,, địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, khu vực chôn lấp, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật,…; việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch,…
Các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm, thủy cầm,… chủ động bố trí kinh phí tổ chức thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại cơ sở và khu vực xung quanh dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.
Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung nêu trên./.
Tâm An
- dịch bênh li>
- khử trùng li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- tiêu độc li>
- tháng tiêu độc khử trùng li> ul>
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Anh lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở cừu
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất