Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Theo thông tin của USDA, trong 5 năm qua, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc vào khoảng 50 triệu tấn.
Ảnh: AFP
Theo Financial Times, Trung Quốc gần như đã cạn kiệt nguồn dự trữ thịt lợn đông lạnh sau 2 năm khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện. Sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường protein hàng đầu hành tinh thể hiện rõ qua bảng báo giá mới.
Số liệu về kho dự trữ thực phẩm là một bí mật quốc gia của Trung Quốc, nhà sản xuất, khách hàng và nhà nhập khẩu chính của thế giới.
Theo chia sẻ của ông Diana Choyleva, một chuyên gia kinh tế tại Trung Quốc: “Trung Quốc chỉ còn dưới 100.000 tấn thịt lợn dự trữ. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, Trung Quốc sẽ hết lượng thịt lợn dự trữ trong vòng hai đến ba tháng nữa”.
Các con số hỗ trợ nhận xét của tùy viên nông nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh lưu ý rằng “dự trữ thịt lợn dường như đã cạn kiệt gần hết vào quý III năm 2020”.
Năm 2018, Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm dịch tả lợn châu Phi đầu tiên. Đến nay, quốc gia này đã mất hơn 100 triệu con lợn do bệnh dịch, đẩy giá thịt lợn lên cao kỷ lục. Trên thực tế, Trung Quốc đã thực sự cung cấp thịt đông lạnh từ nguồn dự trữ vào thị trường nội địa để bình ổn giá cả.
Dù giá thịt giảm nhẹ so với mức cao điểm, giá bán buôn vẫn cao gấp hơn gấp đôi so mức trước cơn sốt lợn ở mức 7 USD/kg. Theo thông tin chính, chi phí thịt lợn cho khách hàng đã tăng hơn 50% trong tháng 8 so với năm ngoái.
Nhập khẩu thịt lợn ở Trung Quốc tăng đột biến. Nguồn ảnh: Refinitiv.
Dự trữ thịt lợn đóng vai trò bình ổn giá cao thay vì cung cấp thay thế cho các sản phẩm khan hiếm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sự sụt giảm của kho dự trữ này cho thấy “khả năng can thiệp trực tiếp vào thị trường thịt lợn của Bắc Kinh sẽ hạn chế hơn trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021”.
Sự khan hiếm thực sự đã khiến Trung Quốc phải nhập khẩu số lượng kỷ lục thịt lợn trên thế giới từ các nhà sản xuất hàng đầu như Mỹ, bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp trong chăn nuôi. Nhập khẩu thịt lợn đạt 430.000 tấn trong tháng 7, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiến lược gia quốc tế về protein động vật tại Rabobank, ông Justin Sherrard cho biết: “Nhu cầu của Trung Quốc đang ở mức kỷ lục trong năm nay. Nước này là “vua” trong ngành buôn bán thịt động vật toàn cầu”.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Theo thông tin của USDA, trong 5 năm qua, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn hàng năm của Trung Quốc vào khoảng 50 triệu tấn.
Chuyên gia Darin Friedrichs tại công ty môi giới sản phẩm StoneX ở Thượng Hải nhận định: “Nhiều khả năng sự gia tăng nhập khẩu sẽ tác động lớn hơn nhiều đối với giá bán thịt lợn từ nguồn dự trữ của Bắc Kinh thay vì sự thiếu hụt dự trữ của Trung Quốc”.
Trước sức hấp dẫn của giá thịt lợn tăng cao, nông dân Trung Quốc đã ồ ạt trở lại chăn nuôi lợn thịt, bất chấp các báo cáo cho thấy dịch tả lợn tiếp tục gây thiệt hại cho đàn lợn.
Giá lợn giống cũng tăng đáng kể, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia tăng khi nông dân mở rộng đàn. Điều này kéo theo sự chuyển động của thị trường thức ăn chăn nuôi quốc tế, khiến giá đậu nành ở Chicago tăng trên 10 USD một giạ trong tháng 9 – mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Sự phụ thuộc vào nguồn thịt lợn nhập khẩu khiến Bắc Kinh rời vào tình thế bối rối về mặt chính trị. Khi Trung Quốc khôi phục nhập khẩu thịt của Canada vào năm ngoái sau 4 tháng gián đoạn, Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo đây không phải là dấu hiệu hòa dịu của quan hệ song phương.
Tuần trước, Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Đức do phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhằm “bảo vệ ngành chăn nuôi và ngăn chặn dịch bệnh lây lan”.
Tác giả: Phùng Mỹ
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư
- Trung Quốc li> ul>
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất