Nhiều nguồn thạo tin cho hay Trung Quốc sẽ nhập khẩu lượng lúa mỳ cao kỷ lục trong năm nay, khi thiệt hại do mưa lớn và những lo ngại về tình hình thời tiết thất thường.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lúa mỳ. Ảnh: reuters
Nhiều nguồn thạo tin cho hay Trung Quốc sẽ nhập khẩu lượng lúa mỳ cao kỷ lục trong năm nay, khi thiệt hại do mưa lớn và những lo ngại về tình hình thời tiết khô hạn ở các nước xuất khẩu đã thúc đẩy nước này tăng cường mua lúa mỳ ở thời điểm giá đang thấp.
Giới giao dịch cho rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh mua vào có thể sẽ hỗ trợ giá lúa mỳ toàn cầu. Trong năm nay, giá mặt hàng này đã giảm hơn 25% (theo giá kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago), do nguồn cung dư thừa từ nước xuất khẩu hàng đầu là Nga.
Trong tháng Mười, Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã mua khoảng 2 triệu tấn lúa mỳ vụ mới của Australia giao tháng 12/2023. Nước này cũng đã đặt hàng khoảng 2,5 triệu tấn lúa mỳ của Pháp kể từ tháng Chín, với thời gian giao hàng từ tháng 12 năm nay đến tháng Ba năm sau. Các nguồn tin cho hay đây là những con số cao bất thường ở thời điểm này trong năm.
Hai nhà giao dịch ở Singapore dự đoán tổng lượng lúa mỳ nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 có thể lên đến khoảng 12 triệu tấn, vượt mức kỷ lục 9,96 triệu tấn năm 2022. Đợt tăng cường mua lúa mỳ này của Trung Quốc được dự đoán sẽ còn kéo dài sang năm 2024.
Một nhà giao dịch ở Singapore cho hay vụ mùa năm nay, Trung Quốc đang gặp các vấn đề với chất lượng lúa mỳ, trong khi sản lượng của Australia, nguồn cung cấp múa mỳ chính cho nước này, được dự đoán sẽ giảm nhiều. Vì thế, người này cho biết Trung Quốc đang tăng cường mua lúa mỳ nhiều nhất có thể và càng sớm càng tốt, vì các nguồn cung sẽ thắt chặt, nhất là từ Australia.
Vì mưa lớn tại vùng trồng lúa mỳ chính ở miền Trung Trung Quốc đã tàn phá mùa màng ngay trước khi thu hoạch, sản lượng lúa mỳ của Trung Quốc đã giảm 0,9% trong năm nay, đánh dấu lần giảm đầu tiên trong bảy năm qua dù diện tích canh tác gia tăng.
Trung Quốc chưa đưa ra đánh giá về chất lượng vụ mùa, nhưng theo ước tính của các nhà giao dịch, khoảng 25 triệu tấn, tức khoảng 25% sản lượng lúa mỳ thu hoạch của Trung Quốc trong năm nay đã bị hỏng do mưa lớn. Một phần trong số lúa mỳ hỏng này sẽ chỉ có thể được dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc trộn với lúa mỳ nhập khẩu chất lượng cao trước khi đưa vào để sản xuất bột mỳ. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chưa có bình luận gì về tình hình này.
Trong bối cảnh đó, ông Stefan Meyer, một nhà môi giới ngũ cốc của công ty StoneX ở Sydney, cho rằng Australia có cơ hội giải quyết vấn đề chất lượng mà Trung Quốc hiện đang gặp phải, nhất là với lúa mỳ có hàm lượng protein cao để sản xuất bột mỳ.
Dù sản lượng lúa mỳ của Australia, nước xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ hai thế giới, được dự đoán sẽ giảm xuống 26 triệu tấn, từ mức cao kỷ lục 39,7 triệu tấn trong vụ trước, do hiện tượng El Nino, nhưng chất lượng lúa mỳ vụ này sẽ tốt hơn vì thời tiết khô sẽ khiến lúa mỳ có hàm lượng protein cao hơn.
Bên cạnh đó, ông Ma Wenfeng, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty tư vấn Beijing Orient Agribusiness Consultancy, cho rằng mức giá hấp dẫn là động lực lớn hơn để Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu lúa mỳ. Đồng quan điểm, Chuyên gia Rosa Wang của công ty Shanghai JC Intelligence Co Ltd nhận định giá cả là nguyên nhân chính vì giá lúa mỳ đang thực sự rẻ. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng Trung Quốc cũng có thể đang xem xét các nguy cơ về thời tiết gia tăng tại các nước xuất khẩu múa lỳ hàng đầu và chuẩn bị đề phòng cho năm sau.
Khánh Ly (Theo Reuters)
Nguồn: Bnews
- nhập khẩu lúa mỳ li>
- giá nhập khẩu lúa mỳ li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất