Từ ngày 1/10/2016, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT phấn đấu hoàn toàn thực hiện việc giải quyết 9 thủ tục hành chính trên hệ thống Hải quan một cửa Quốc gia (không thực hiện giải quyết hồ sơ giấy), mở rộng đối với các thủ tục hành chính trên toàn quốc.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đánh giá, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ NN&PTNT và các đơn vị trong thời gian qua đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đơn giản hóa hồ sơ TTHC, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa…), góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, cùng với đó đã có sự thích nghi, chuyển biến tích cực về nhận thức và kỹ năng tác nghiệp của các cán bộ, công chức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại các đơn vị khi chuyển đổi từ tiếp nhận, xử lý hồ sơ giấy sang cấp phép điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế và thực hiện cải cách hành chính. Đến nay, một số đơn vị thực hiện TTHC thí điểm như: Cục Chăn nuôi, Trung tâm 3K (Tổng cục Thủy sản), Trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài (Cục BVTV), Cơ quan Thú y vùng II Hải Phòng (Cục Thú y) đã cơ bản không tiếp nhận việc xử lý, giải quyết hồ sơ giấy.
Tính đến ngày 31.8, Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận tổng số 25.531 hồ sơ; đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử 19.777 hồ sơ; đang tiếp tục xử lý 5.754 hồ sơ, thực hiện tại các đơn vị của Bộ. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tại 5 đơn vị thuộc Bộ (Cục BVTV – 5 TTHC, Cục Chăn nuôi – 3 TTHC, Cục Trồng trọt – 5 TTHC, Cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản – 2 TTHC, Tổng cục Thủy sản – 3 TTHC). Bộ đã chỉ đạo các đơn vị mở rộng ra 80 thủ tục theo đúng kế hoạch trong năm 2016, trong đó có 27 thủ tục hành chính kết nối với hệ thống Hải quan một cửa quốc gia. Bộ đang chỉ đạo khẩn trương việc hướng dẫn qua mạng điện tử toàn quốc đối với các thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; tích hợp trên Công dịch vụ quốc gia./.
9 TTHC được Bộ NN&PTNT kết nối với hệ thống Hải quan một cửa Quốc gia là: (1) Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Cục Chăn nuôi); (2) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài – Cục BVTV); (3) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu (Cơ quan Thú y vùng II Hải Phòng – Cục Thú y); (4) Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp, (5) Cấp phép nhập khẩu phân bón (Cục Trồng trọt); (6) Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại cơ sở trong Danh sách ưu tiên, (7) Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên (Trung tâm vùng 4,5,6 – Cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản); (8) Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu (Trung tâm Kiểm định, khảo nghiệm, kiểm nghiệp – Tổng cục Thủy sản); (9) Cấp giấy phép Cites (Cơ quan Cites Việt Nam – Tổng cục Lâm nghiệp).
Hương Lan
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất