Tuyên Quang: Mãn nhãn hội thi Chọi dê tại Lâm Bình - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 72.000 - 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 72.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 73.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hải Dương 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 71.000 - 78.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 73.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng 78.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 77.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 77.000 - 79.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 77.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ, Kiêng Giang 79.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hậu Giang 78.000 đ/kg
    •  
  • Tuyên Quang: Mãn nhãn hội thi Chọi dê tại Lâm Bình

    Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tại Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hoá các dân tộc huyện Lâm Bình năm 2025, Hội Nông dân huyện Lâm Bình chủ trì tổ chức hội thi Chọi dê. Hội thi Chọi dê thu hút nhiều du khách về với Lâm Bình tham quan và trải nghiệm trong mùa lễ hội.

     

    Trong số vật nuôi của đồng bào vùng cao, con dê giúp đồng bào thoát nghèo và trở thành vật nuôi không thể thiếu trong mỗi gia đình. Con dê có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao, sinh sôi nảy nở tốt lại ít tốn công chăm sóc.

     

    Hội thi Chọi dê không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày hội, thu hút du khách về với Lâm Bình. Đồng thời, thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê cho người dân tại huyện Lâm Bình trong thời gian tới.

    Hội thi Chọi dê được tổ chức ngày 08/2/2025 tại Sân Thẳm Pạu, Tổ dân phố Bản Kè, thị trấn Lăng Can

    Lễ hội chọi dê huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được xem là một lễ hội độc đáo, đặc sắc.

    Lễ hội Chọi dê tổ chức hằng năm là dịp để khẳng định thành quả lao động của đồng bào sau một năm lao động vất vả

    Dê được lựa chọn tham gia hội thi đạt các tiêu chuẩn về cân nặng, có nguồn gốc rõ ràng

    Lễ hội Chọi dê mang đến một không khí sôi nổi, vui tươi tạo sân chơi bổ ích cho bà con các dân tộc vào những dịp lễ hội hay những ngày đầu xuân.

    Hội Chọi dê cũng là dịp để đồng bào các dân tộc như Tày, Mông, Dao, Kinh ở trong các bản làng thể hiện tinh thần đoàn kết khi họ cùng sinh sống trên một địa bàn, một rẻo đất.

    Dê chọi là giống dê đực khỏe mạnh, chân to,đầu to, sừng dài, lông đen rậm.

    Dê chọi được nuôi thả trên núi liên tục và cho ăn nhiều loại lá rừng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của đôi sừng.

    Đến gần ngày diễn ra hội thi, dê chọi được nhốt riêng chuồng và được chăm sóc rất chu đáo để có cơ hội giành được phần thắng. Hầu hết các bản đều tham gia chọi dê.

    Điểm đáng lưu ý là khác với những lễ hội chọi trâu hay chọi bò, kết thúc hội chọi, những “đấu sĩ” dê không những không bị thịt mà ngược lại, tiếp tục được chủ dê chăm sóc chu đáo, băng bó vết thương trước khi thả về “đại gia đình”.

    Lễ hội chọi dê diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Nhiều đòn đánh đẹp mắt, hiểm hóc, bất ngờ khiến người dân lẫn du khách đều tấm tắc khen ngợi. Vì thế, hội chọi dê thường mang lại những giây phút sảng khoái, vui tươi, lành mạnh .

    Những chú dê với cặp sừng dài và nhọn va vào nhau tạo ra thứ âm thanh lách cách sau mỗi pha giao đấu nảy lửa khiến cho người xem hò reo không ngớt.

    Theo bà con sinh sống ở vùng cao, hội chọi dê gắn với ý nghĩa tâm linh nhằm mang lại sự may mắn cho những người chăn nuôi, cũng như phản ánh vẻ đẹp, tập quán văn hóa của đồng bào sinh sống tại vùng cao. Hoạt động này cũng là sân chơi thú vị để đồng bào dân tộc thể hiện tình đoàn kết.

    Việc tổ chức hội thi lần này không chỉ tạo sân chơi ý nghĩa cho bà con nông dân, mà còn giúp hội viên nông dân trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời góp phần lan tỏa, khẳng định thương hiệu dê núi hữu cơ Lâm Bình, đây là một trong những con vật nuôi đặc sản có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch trên địa bàn huyện.

     

    Minh Huế

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Vũ Anh Tuấn
  • Gà nhà em khoẻ

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.