[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 3/12/2024, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhằm nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam”. Hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người chăn nuôi, sinh viên, giảng viên trong lĩnh vực sinh sản và bò sữa tại nước ta.
Đại diện cho hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng giữa Việt Nam và Ireland
Theo đó, hội thảo là cột mốc quan trọng trong dự án “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhằm nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam” tài trợ bởi Quỹ viện trợ Ai-len (Irish Aid). Hội thảo đã: (1) Báo cáo kết quả thực hiện dự án trên đàn bò sữa tại ba miền Bắc, Trung và Nam với nhiều thông tin giá trị; (2) Ra mắt cuốn sách “Chìa khóa sinh sản bò sữa”; (3) Cung cấp nhiều thông tin về xu hướng đào tạo và sách trong giai đoạn tới…
PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, Trưởng Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát biểu chào mừng hội thảo, PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, Trưởng Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam gửi lời cảm ơn Đại sứ quán Ireland đã giúp đỡ, kết nối giữa Học viện và Đại học Dublin (Vương quốc Anh) trong việc triển khai dự án, giao lưu, chia sẻ kiến thức quan trọng. Dự án được ghi nhận khi các nhà chăn nuôi đã mạnh dạn đưa công nghệ sinh sản của dự án vào thực tiễn.
“Chúng tôi vô cùng tự hào về những kết quả đáng khích lệ mà dự án đã đạt được. Thành công này là kết tinh của những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự tận tâm và chuyên môn cao của PGS.TS Sử Thanh Long, chủ nhiệm dự án, cùng toàn thể nhóm nghiên cứu, bao gồm các thầy cô, các nhà khoa học, các bác sĩ thú y, người chăn nuôi và các em sinh viên đã cống hiến hết mình cho dự án. Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc tới tất cả mọi nguời”, PGS.TS Bùi Trần Anh Đào nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, đây là dịp đặc biệt để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua, ghi nhận những thành tựu đã đạt được, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức quý báu, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác và định hướng cho những bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, một lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong nền nông nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ qua video thu sẵn, ông Conorr Fiin, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam cho biết, dự án hợp tác không chỉ đại diện cho sự hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng giữa Việt Nam và Ireland, mà còn là bước tiến giữa trong hợp tác giữa hai quốc gia là Việt Nam và Ireland trong hiệp định rộng lớn hơn được ký kết MOU giữa Đại sứ quán Ireland và Tổng bí thư Tô Lâm.
Dự án không chỉ đem về kiến thức trong công nghệ sinh sản, công nghệ thụ tinh nhân tạo tới bác sĩ thú y, người chăn nuôi mà còn có lan tỏa hỗ trợ các bạn sinh viên hỗ trợ dự án.
“Đây là bước khởi đầu cho những hợp tác sâu rộng hơn hơn giữa PGS. TS Sử Thanh Long và GS.Pattrich, giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Bubling’, ông Conorr Fiin chia sẻ.
PGS.TS Sử Thanh Long, Giảng viên cao cấp bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Sử Thanh Long, Giảng viên cao cấp bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam chia sẻ, chủ nhiệm dự án phía Ireland là GS.TS Pattrick Lonergan, Khoa Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Đại học Dublin (Vương quốc Anh). Là người có trên 800 công trình nghiên cứu và phôi.
Chủ dự án: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thời gian thực hiện: tháng 10/2022 – tháng 12/2024. Địa điểm thực hiện: Vĩnh Phúc, Nghệ An, Lâm Đồng, Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh).
Mục tiêu của dự án nhằm: Đánh giá tình trạng sinh sản và bệnh sinh sản trên đàn bò sữa ở Việt Nam; Tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả công nghệ quản lý sinh sản từ Ireland trên đàn bò sữa được chăn nuôi tại quy mô nông hộ và quy mô trang trại tại Việt Nam; Xuất bản thành công 01 quyển sách tham khảo in màu, tiêu đề “Chìa khóa sinh sản trên bò sữa
Đối tượng thụ hưởng của dự án là:
- Người chăn nuôi bò sữa, bác sĩ thú y được nâng cao kiến thức về ứng dụng công nghệ trong quản lý sinh sản đàn bò sữa;
- Các giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên VNUA, UCD được nâng cao kiến thức về ứng dụng công nghệ trong quản lý sinh sản đàn bò sữa; mở rộng cơ hội hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu;
- Doanh nghiệp sữa được hưởng lợi với sản lượng sữa được gia tăng, đạt được năng suất sinh sản của đàn bò sữa được cải thiện.
- Đơn vị nghiên cứu (trường, viện), doanh nghiệp sữa, góp phần duy trì và đẩy mạnh phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực bò sữa Việt Nam.
Các hoạt động trong dự án đó là: (1) Khảo sát thực trạng sinh sản và khám bệnh buồng trứng trên đàn bò sữa Việt Nam; (2) Chuyên gia Irealand sang Việt Nam giới thiệu và ứng dụng công nghệ trong quản lý sinh sản bò sữa; (3) Nghiên cứu và ứng dụng công thức gây động dục và phối giống chủ động trên bò sữa Việt Nam; (4) Chuyên gia Việt Nam tới Ireland học tập và trao đổi công nghệ trong quản lý sinh sản bò sữa: (5) Tổ chức hội thảo về đào tạo quy trình ứng dụng công nghệ trong quản lý sinh sản bò sữa; (6) Xuất bản sách tham khảo với tiêu đề “ Chìa khóa sinh sản trên bò sữa.
Một số kết quả của dự án
Đóng góp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam
BSTY Đỗ Quốc Thuận (Vĩnh Phúc), cựu sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, là một trong những thành viên tham gia trong dự án chia sẻ, năm 2013, đàn bò sữa của khu vực Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mới có 1.300 con, hiện tại đạt gần 18.000 con. Có được kết quả vượt trội đó, một phần quan trọng có đóng góp của dự án hợp tác giữa Việt Nam và Ireland.
“Mong muốn Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thêm nhiều dự án để nhân nhanh đàn bò sữa về số lượng và chất lượng tại Việt Nam.
Còn BSTY Nguyễn Đức Danh, cựu sinh viên Đại học Nông Lâm Huế, hiện đang công tác hiện Lâm Đồng cho biết, tổng đàn bò sữa của Lâm Đồng cao điểm lên tới 17.000 bò, 1 ngày sản xuất ra 150 tấn sữa. Tuy nhiên, qua sự cố vắc xin đã giảm rất nhiều. Vì vậy, BSTY. Nguyễn Đức Danh rất mong được hợp tác với tất cả các chuyên gia để thúc đẩy và phát triển lại đàn bò sữa ở Lâm Đồng.
Ra mắt cuốn sách “Chìa khóa sinh sản trên Bò sữa”
Tại hội thảo, nhóm tác giả Sử Thanh Long, Vương Tuấn Phong, Nguyễn Thị Sương, Lonergant pat, Đỗ Thị Kim Lành, Nguyễn Hoài Nam, Ngô Thành Trung đã ra mắt cuốn sách “Chìa khóa sinh sản trên Bò sữa”.
PGS.TS Sử Thanh Long tặng sách cho các bạn sinh viên
Cuốn sách là tập hợp những kiến thức, kinh nghiệm và kết quả đúc kết trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên và người chăn nuôi. Cuốn sách cung cấp các kỹ thuật hiện đại về sinh sản bò sữa, từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
- chương trong cuốn sách đó là: (1) Hệ thống sinh sản bò cái; (2) Mang thai; (3) Sinh thường; (4) Kiểm tra sự thoải mái của bò; (5) Siêu âm thực hành; (6) Phương pháp chẩn đoán mang thai; (7) Liệu pháp hormone gây động dục chủ động
Bìa cuốn sách “Chìa khóa sinh sản trên Bò sữa”
Hà Ngân
Xu hướng đào tạo và Sách trong thời gian tới
Cũng trong hội thảo, PGS.TS Sử Thanh Long đã có những chia sẻ tâm huyết với chủ đề “Xu hướng đào tạo và Sách trong thời gian tới”. Trong đó, PGS.TS Long nhấn mạnh 10 lợi ích của việc đọc đó là: thúc đẩy trí não, giảm stress, cung cấp kiến thức, mở rộng kiến thức, củng cố trí nhớ, luyện kỹ năng phê bình, tăng khả năng tập trung, luyện kỹ năng viết, đạt được sự tĩnh tâm, giải trí miễn phí. Trong bối cảnh có rất nhiều phương pháp đọc sách (đọc sách in, sách điện tử, sách nói) thì văn hóa đọc sách giấy vẫn giữ vai trò quan trọng.
PGS.TS Sử Thanh Long một lần nữa nhắc lại về cách đọc sách đó là: Đọc sơ lược; xác định thời gian, mục tiêu và chiến lược đọc; đọc chủ động 3 lần; tập trung nội dung chính để đánh dấu; đọc tác giả, bối cảnh tư liệu; tưởng tượng, xử lí, phản biện, thu nhận thông tin.
Văn hóa trong đọc sách đó là: biết cách chọn tư liệu đọc, biết sách đọc tư liệu, tinh thần phản biện, tán đồng với ý kiến tư liệu, giữ gìn nét văn hóa đọc truyền thống, xây dựng cộng đồng đọc, tôn trọng quyền tác giả.
- bò sữa li>
- bệnh bò sữa li> ul>
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
Tin mới nhất
T3,21/01/2025
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất