Vụ bò điên tại Brazil: Liệu có tác động đến ngành bò thịt trong nước? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Vụ bò điên tại Brazil: Liệu có tác động đến ngành bò thịt trong nước?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mới đây, Brazil đã dừng xuất khẩu bò khi Brazil xuất sang Trung Quốc khi phát hiện bệnh “bò điên” tại một lò mổ ở Minas Gerais và một trang trại tại Mato Grosso, dù đây là hai trường hợp bò già và không được sử dụng làm thực phẩm. Trong khi đó, 14.000 con bò sống từ Brazil đã được nhập khẩu về Việt Nam vào cuối tháng 9 này. Hiện lô bò sống đã rời Brazil và đang trên tàu vận chuyến về Việt Nam, liệu bệnh bò điên này có ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi bò thịt trong nước?

    14.000 con bò sống từ Brazil sẽ về Việt Nam cuối tháng 9/2021

     

    Theo nguồn tin từ tờ Beef Central (Brazil), lô hàng xuất khẩu bò với gần 14.000 con bò sống từ Brazil đang trên đường đến Việt Nam. Toàn bộ 14.000 con bò này được vận chuyển trên tàu MV Nada và đã rời cảng Vila Do Conde (Brazil), dự kiến cập cảng Thị Vải của Việt Nam vào cuối tháng 9.2021. Đây là lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò sống từ Brazil theo thỏa thuận xuất khẩu cấp chính phủ 2 nước.

     

    Cũng theo tờ Beef Central, trong nhiều năm qua, Brazil đã có nhiều nỗ lực để có thể xuất khẩu gia súc sống của mình sang Việt Nam.

     

    Trước đây, Việt Nam đã từng nhập khẩu thịt bò Brazil nhưng đến năm 2017 quyết định ngừng nhập vì phát hiện gian lận trong cấp giấy chứng nhận chất lượng thịt. Đến năm 2018, Việt Nam đã xem xét và đặt lại vấn đề nhập khẩu bò Brazil với điều kiện nước này phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

     

    Nhập khẩu bò sống có làm lây bệnh “bò điên” vào Việt Nam?

     

     

    Ngày 4/9/2021, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil thông báo về việc phát hiện hai trường hợp bệnh “bò điên” ở nước này và quyết định tạm ngừng ngay lập tức việc xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc theo thỏa thuận an toàn thực phẩm đã ký kết giữa 2 bên. Năm 2019, Brazil cũng đã phải dừng các lô thịt bò xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi phát hiện trường hợp bệnh “bò điên” ở bang Mato Grosso. Hơn nữa, tại sao nhập bò sống từ Brazil với mức thuế suất 5%, trong khi bò Australia vào Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi là 0%?

     

    Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, với số lượng 14.000 con thì là nhập bò thương phẩm.

     

    Về vấn đề bệnh “bò điên” đã xuất hiện ở 2 trang trại chăn nuôi của Brazil, ông Trọng cho rằng: Bệnh “bò điên” rất nguy hiểm, nhưng trong trường hợp cụ thể hiện nay tại Brazil, bệnh chỉ có ở từng vùng và phía Brazil có biện pháp khoanh vùng, quản lý an toàn dịch bệnh. Nên dù Brazil có “bò điên” nhưng nếu nhập khẩu ở những vùng an toàn thì không vấn đề gì, vì Brazil rất rộng lớn.  

     

    Hơn nữa, khi nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan thú y 2 nước đều tiến hành kiểm dịch theo quy định của thú y mỗi quốc gia và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Trước khi nhập về, dù là nhập thương phẩm hay nhập giống thì thú y cũng thực hiện kiểm dịch nơi nuôi, nếu đảm bảo yêu cầu về an toàn dịch bệnh thì mới cho nhập về.

     

    “Cơ quan thú y chắc chắn kiểm dịch, kiểm tra vùng nuôi để đảm bảo an toàn từ vật nuôi được nhập về. Nếu bò được nhập về từ vùng chăn nuôi an toàn, được kiểm dịch thú y đúng quy định thì không đáng lo ngại” – ông Nguyễn Văn Trọng nói.

     

     

    Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Vấn đề nhập khẩu bò sống vào Việt Nam đã được 2 nước tiến hành đàm phán từ lâu, theo “gói” 4 sản phẩm gồm bò, dưa vàng, cá tra và tôm.

     

    “Lẽ ra đã ký rồi (Nghị định thư-PV), nhưng do COVID-19 nên chưa ký được. Tuy nhiên, trước khi nhập khẩu bò đã được thẩm tra, thẩm định, Bộ Quốc phòng cũng đã có văn bản cho nhập khẩu thí điểm” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

    Ngày 9/9/2021, Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam thông tin làm rõ như sau:

     

    Cả hai trường hợp được phát hiện thông qua Hệ thống giám sát bệnh não dạng xoắn ở bò thuộc một phần trong chương trình quốc gia phòng ngừa và giám sát BSE.

     

    “Đây là trường hợp thứ tư và thứ năm của BSE không điển hình được xác định trong 23 năm, kể từ khi hệ thống bắt đầu hoạt động và đã được thông báo ngay lập tức tới OIE. Kết quả điều tra cùng với OIE kết thúc vào ngày 6.9.2021 đã đưa ra kết luận rằng, cả hai trường hợp bệnh này không liên quan tới nhau và do BSE không điển hình”, thông báo viết và nhấn mạnh: Brazil chưa bao giờ xuất hiện BSE điển hình.

     

    Cũng theo đại sứ quán Brazil tại Việt Nam, không giống như BSE điển hình, bệnh BSE không điển hình là một bệnh không lây truyền, do quá trình lão hoá của động vật và không có rủi ro tới sức khoẻ con người và đàn bò Brazil. Các con vật đã bị thiêu hủy phù hợp với yêu cầu về quy cách vệ sinh hiện hành.

     

    Ngoài ra, các quy định của OIE đã loại bỏ những trường hợp BSE không điển hình nhằm mục đích đánh giá tình trạng nguy cơ mắc bệnh của các quốc gia. Vì vậy, Brazil duy trì là một quốc gia trong nhóm các nước có rủi ro không đáng kể đối với BSE.

     

    Chuyên gia chăn nuôi, GS Võ Văn Sự, Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho biết, bệnh bò điên vẫn có thể lây sang người. Với lô bò sống từ Brazil đang vận chuyển về Việt Nam, sau khi đã có thông tin có 2 trường hợp dương tính với bệnh bò điên, tất nhiên lô hàng đó phải được lấy mẫu xét nghiệm kỹ. Ông nói, tỷ lệ lấy mẫu sẽ cao hơn theo tỷ lệ được quy định thông thường cho một lô hàng gia súc sống. Dù có thể có “yếu tố rủi ro không đáng kể” với bệnh này vừa tái xuất hiện tại Brazil, song theo chuyên gia, cần quản lý việc nhập khẩu gia súc sống vì liên quan đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh quá lớn. Giả sử trong 14.000 con bò nhập khẩu kia, nếu xét nghiệm có trường hợp bị “bò điên”, không loại trừ phương án tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần nào đó. Xét về lý thuyết về bệnh truyền nhiễm, chỉ cần một con bò bị nhiễm bệnh, khi ăn, nhỏ dãi vào thức ăn chung với những con bò khác, nguy cơ lây nhiễm cho cả đàn là rất lớn.

     

    Bệnh Bò điên là gì?

     

    Theo Cục Thú ý, bệnh Viêm não thể xốp ở bò (tên tiếng Anh là Bovine Spongiform Encephalopathy, viết tắt là BSE), thường được gọi là bệnh Bò điên. Bệnh do protein dạng Prion gây ra, làm suy thoái hệ thần kinh trung ương và gây chết ở trâu bò.

     

    Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh Bò điên được phân biệt ở 2 thể bệnh:

    Thể bệnh Bò điên cổ điển (Classical BSE) do ăn phải thức ăn có chứa Prion của bò bệnh. Bệnh Bò điên thể này được phát hiện lần đầu vào năm 1986 tại Vương Quốc Anh, sau đó đã xuất hiện ở 25 quốc gia, vùng lãnh thổ (như Ireland, Thụy Sỹ, Pháp, Liechtenstein, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Đức, Ý,  Hoa Kỳ, Alberta, Canada, Nhật Bản, Arap Xeut, Isarel, Brazil, Romani…)

     

    Việc kiểm soát dịch bệnh này đã được thực hiện rất hiệu quả trong nhiều năm qua như kiểm soát thức ăn có chứa sản phẩm động vật từ loài nhai lại, loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ trong quá trình giết mổ bò để xử lý,…, nên sự xuất hiện của thể bệnh Bò điên cổ điển là rất thấp. Do vậy, OIE chỉ phân loại nguy cơ bệnh Bò điên đối với thể bệnh Bò điên cổ điển.

     

    Thể bệnh Bò điên “không điển hình” (Atypical BSE) xảy ra một cách tự nhiên và rải rác. OIE loại trừ thể bệnh Bò điên “không điển hình” ra khỏi nhóm phân loại nguy cơ bệnh Bò điên vì thể bệnh này chỉ xảy ra một cách tự nhiên ở bất kỳ quần thể bò nào với một tỷ lệ rất thấp; OIE không đưa vào điều kiện thương mại quốc tế đối với trâu bò sống và sản phẩm từ trâu bò.

     

    Đối với thể bệnh Bò điên cổ điển, OIE đã có những quy định cụ thể trong thương mại quốc tế nhằm quản lý rủi ro về sức khỏe cho vật nuôi và con người, cụ thể:

     

    Đối với sản phẩm từ trâu bò xuất khẩu, OIE quy định danh mục các loại sản phẩm từ trâu bò trong thương mại quốc tế vẫn bảo đảm an toàn mà không liên quan đến tình trạng có ca bệnh thuộc thể bệnh Bò điên cổ điển hay không có ca bệnh ở nước xuất khẩu.

     

    Danh mục các sản phẩm đó bao gồm: sữa và sản phẩm sữa, tinh phôi, da, lông, gelatin và collagen làm từ lông và da, huyết và các sản phẩm huyết, thịt bò không xương từ bò đã được kiểm tra trước và sau giết mổ, không làm choáng bằng dụng cụ có xâm nhập như pittong.

     

    Đối với trâu bò sống xuất khẩu, OIE quy định cụ thể đối với từng nhóm nước xuất khẩu, các nhóm nước xuất khẩu được OIE xác nhận bao gồm: Nước có nguy cơ không đáng kể về thể bệnh Bò điên cổ điển; nước kiểm soát được thể bệnh Bò điên cổ điển và nước có tình trạng thể bệnh Bò điên cổ điển chưa xác định. Cụ thể:

     

    Tại các nước có nguy cơ không đáng kể về thể bệnh Bò điên cổ điển, gia súc xuất khẩu được đánh dấu bằng hệ thống định danh để bảo đảm chúng không tiếp xúc với gia súc mắc thể bệnh Bò điên cổ điển; được sinh ra sau ngày cấm sử dụng thức ăn có bột thịt xương của gia súc thuộc loài nhai lại.

     

    Tại các nước kiểm soát được thể bệnh Bò điên cổ điển, gia súc xuất khẩu lấy từ các quốc gia/vùng/cơ sở đã kiểm soát được thể bệnh Bò điên cổ điển; gia súc được đánh dấu bằng hệ thống định danh để bảo đảm chúng không tiếp xúc với gia súc mắc thể bệnh Bò điên cổ điển; được sinh ra sau ngày cấm sử dụng thức ăn có bột thịt xương của gia súc nhai lại.

    Tâm An tổng hợp

    Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu gần 550 nghìn con bò sống

     

    Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 ngàn tấn thịt (tính bình quân 350 kg/con), tăng 13,6% so với năm 2019. Trong đó  số lượng bò nhập khẩu từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50,1% thị phần, tiếp theo đó là Thái Lan, Mỹ và một lượng ít từ Lào. Trong năm 2020, lượng nhập khẩu thịt bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt 106,5 nghìn tấn, tăng 30,4% so với năm 2019, tương đương với 24,8 nghìn tấn. Lượng thịt bò đã qua giết mổ nhập về Việt Nam tăng từ 7/2019, thời điểm giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng gia tăng lượng nhập thịt bò. Úc tiếp tục là nước giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam chiếm hơn 42% thị phần, Mỹ chiếm 30,7%. Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019, tương đương 92,6 triệu USD.

    1 Comment

    1. Thai Ha Nhu

      Vụ bò điên tại Brazil: Liệu có tác động đến ngành bò thịt trong nước?, Hỏi về bệnh gia súc, bênh của bò, sao không hỏi mấy chuyên gia Thú y bên ngành thú y lại hỏi ông Cục phó chuyên gia cầm, lại xin ý kiếni ông lãnh đạo khác chuyên con lợn??

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.